Muốn biết thế nào là sáng tạo, hãy hỏi học sinh tiểu học. Một hình ảnh, một câu chuyện bình thường, dưới suy nghĩ ngây thơ cùng trí tưởng tượng vượt trội của trẻ đều có thể trở thành những tác phẩm "để đời". "Khả năng" này còn được trẻ vận dụng vào cả các bài kiểm tra, bài tập về nhà khiến người lớn, đặc biệt là thầy cô đọc xong vừa bực vừa buồn cười.
Chẳng hạn như những bài kiểm tra, bài tập khó đỡ dưới đây của học sinh tiểu học:
- Bài kiểm tra tiếng Việt điền nốt thành ngữ - tục ngữ
- Bài tập điền nốt câu
Khi được yêu cầu viết các câu "Mẹ tớ thường nói" , một em ghi: "Học bài đi, rồi đi tắm sau đó còn làm việc khác. Nhanh khẩn trương lên" ; "Tớ mong mẹ tớ nói" thì là "Ra đây mẹ cho 3 triệu". Nhiều cư dân mạng bình luận, họ đã cười vật vã khi đọc câu "Ra đây mẹ cho 3 triệu" bởi không chỉ em học sinh này mà đến nhiều người lớn cũng có ước mơ như vậy!
- Bài tập về từ đồng nghĩa
Ca sĩ Đen Vâu đọc được bài tập tiếng Việt của em này thì chắc cũng hoang mang lắm!
- Bài kiểm tra môn Toán
Khi giáo viên ra đề bài: "Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 3, 6, 9, 4, 7, 1", một em học sinh đã làm theo yêu cầu nhưng lại "sai sai"! Thay vì sắp xếp theo giá trị của con số, học trò này lại sắp xếp theo kiểu chữ số viết nhỏ dần. Ở đây, số 3 đứng đầu nên được viết to, rõ ràng nhất. Sau đó đến số 6, rồi lần lượt các số còn lại.
Cũng sáng tạo đấy, nhưng đúng là chỉ có trẻ cấp 1 mới nảy ra được ý tưởng độc lạ như này!
- Bài tập điền dấu vào chỗ trống
Cũng là một pha "làm đúng yêu cầu đề bài" nhưng sai quá sai!
Kiến thức tiểu học của con không quá phức tạp nhưng với các bậc cha mẹ, dạy con học vẫn luôn là cuộc chiến. Bởi trẻ tầm tuổi này vô cùng hiếu động, lại toàn học trước quên sau nên cứ dạy vài hôm lại quên hết kiến thức, thậm chí còn nói một đằng suy diễn một nẻo.
Bố mẹ có thể nhẹ nhàng giảng giải hoặc lồng ghép kiến thức qua những hoạt động thường ngày. Đừng vội vã chê bai, trêu chọc khiến con nản chí và thui chột sự sáng tạo nhé!