Chính phủ Trung Quốc, bị kẹt trong cuộc tranh chấp với Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này, đang chơi một cuộc thi dai sức và chờ xem ai sẽ thua trước khi cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất vượt ngoài tầm kiểm soát năm ngoái, một cựu cố vấn của Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết.
Các cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp đã có một khoảng dừng kéo dài 6 tháng vì một vài sai lầm ban đầu gây ra do chưa hiểu nhau, Giáo sư kinh tế của trường Đại học Thanh Hoa David Li Daokui cho biết.
Trung Quốc đã kiên nhẫn, và không háo hức đạt được một thỏa thuận vào tháng 5 và tháng 11 năm ngoái, Li nói, nhắc lại cuộc gọi điện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. "Để xem ai là người chịu thua trước", ông nhắc lại cuộc gọi của ông Tập vào tháng 12 năm ngoái.
Đầu năm 2017, Bắc Kinh đã có một cuộc thảo luận nhóm nhỏ ngay trước khi ông Trump nhậm chức chuẩn bị để đối phó với các tình huống rắc rối mà ông Trump có thể gây ra.
Điều này nhấn mạnh sự ngờ vực và việc không hiểu nhau giữa hai quốc gia, dẫn đến một loạt các tranh chấp kéo dài về thuế nhập khẩu, chính sách công nghệ và thương mại đã làm rung chuyển thị trường toàn cầu, kìm hãm đầu tư và tăng trưởng.
Các cuộc thảo luận giữa hai quốc gia với lượng giao dịch thương mại lên đến 630 tỷ USD đã bị đình chỉ 6 tháng vào năm 2018 sau khi đoàn Mỹ do Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin dẫn đầu đã rời khỏi Bắc Kinh vào tháng 5.
Washington đã "nổ phát súng" đầu tiên vào tháng 7 và tháng 8 năm ngoái sau khi các cuộc đàm phán không đem lại kết quả, áp 25% thuế nhập khẩu đối với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc trong hai đợt, sau đó là mức thuế 10% đối với 200 tỷ USD sản phẩm Trung Quốc.
Động thái này được Trung Quốc đáp trả bằng cách áp thuế từ 5% đến 25% đối với 110 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ tháng 7 và tháng 8.
Sau đó, Mỹ đe dọa sẽ tăng thuế nhập khẩu lên 25% đối với hàng hóa Trung Quốc kể từ ngày 1/1/2019 và hạn chót nay chỉ được gia hạn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp người đồng cấp phía Trung Quốc tại Buenos Aires ngày 1/12 năm ngoái.
Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại đã chuyển từ thuế quan sang các vấn đề như cáo buộc trộm cắp công nghệ công nghiệp, cáo buộc gián điệp và các vụ việc riêng lẻ như những rắc rối mà Huawei Technologies và giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu phải đối mặt.