Thiên tài đầu cơ, cuộc đời thăng hoa nhờ chứng khoán
Jesse Livermore sinh ngày 26/7/1877 tại Massachusetts trong một gia đình làm nông. Ngay từ nhỏ, ông đã thể hiện khả năng học tập xuất chúng khi 3 tuổi rưỡi học đọc, học viết, 5 tuổi có thể tính nhẩm các con số, chỉ cần 1 năm để hoàn thành chương trình học của 3 năm.
Khi 14 tuổi, Livermore buộc phải nghỉ học, đi làm thuê kiếm tiền. Tuy nhiên, với sự liều lĩnh và quyết tâm, Livermorer leo lên xe chở hàng để bỏ trốn khỏi nhà để tới Boston, tìm cơ hội đổi đời.
Dừng chân tại 1 công ty môi giới chứng khoán nhỏ ở Boston, làm việc ở vị trí viết giá chứng khoán (Boardboy) vì có ngoại hình trông như một chàng trai 20 tuổi. Với mức lương chỉ 5USSD/tuần, đến 15 tuổi, Livermorer đã dành dụm được một khoản tiền nhỏ để giao dịch ở các sàn giao dịch "chui" để kiếm lời tới 60% mỗi ngày.
Dần dần, tiền kiếm được từ các khoản đầu tư ở chợ đen của Livermorer còn vượt hơn cả lương làm thuê. Livermorer quyết định nghỉ việc, chính thức trở thành một nhà đầu cơ toàn thời gian khi mới 16 tuổi. Việc Livermore thắng lớn từ các sàn giao dịch "chui" khiến cho nhiều địa điểm cá cược trong thị trấn cấm ông do lo ngại về những tổn thất. Ông phải cải trang để qua mắt họ.
Cuộc đời "được ăn cả, ngã về không"
Năm 22 tuổi, Livermorer đã tích lũy được một khoản tới 10.000 USD và bắt đầu giao dịch hợp pháp tại sàn chứng khoán New York.
Song, trên thị trường chứng khoán, việc kiếm và giữ tiền chưa bao giờ dễ dàng, ngay cả với thiên tài như Livermore. Tại đây, ông nổi tiếng là một nhà kinh doanh thành công trước khi lại bị mất tiền oan. Một trong những vấn đề của Jesse là ông vẫn sử dụng các con số từ mã chứng khoán, nhưng những con số này khác xa số liệu thực tế.
Livermore lại quay lại các sàn giao dịch "chui" ở St Louis để kiếm lại số tiền đã mất. Thời điểm ông quay trở lại phố Wall, thị trường chứng khoán đang tăng mạng, ông kiếm được 50.000 USD.
Năm 1906, ông nhận thấy sự tăng giá phi lý và động thái bán rất mạnh của cổ phiếu đường sắt Union Pacific và quyết định bán khống ở mức đỉnh 330 USD/cp. Khi đó, ai cũng nghĩ ông "điên rồ".
Nhưng một trận động đất xảy ra sau đó không lâu đã khiến cổ phiếu này giảm 70% và chỉ còn lại 92 USD/cp – Livermore đã kiếm được hơn 250,000 USD trong sự ngỡ ngàng của mọi người.
24/10/1907, cả thị trường chứng khoán Mỹ rơi vào trạng thái "call margin", nhiều người cho rằng cả thị trường đã vĩnh viễn ra đi khi không còn lực mua nào nữa. Ngài J.P.Morgan tập hợp các ông chủ nhà băng và nguồn dự trữ để mua lại các ngân hàng yếu kém, Livermore chớp thời cơ mua cổ phiếu trên diện rộng và kiếm được 1 triệu USD chỉ trong một ngày.
Kiếm tiền quá dễ dàng và lối sống xa xỉ của Livermore đã châm ngòi cho sự bất cẩn và sụp đổ không thể tránh được của Livermore.
Năm 1908, một tay đầu cơ hàng hóa nổi tiếng tên Percy Thomas đã hẹn gặp Livermore. Ông dường như bị "thôi miên" bởi câu chuyển của Thomas đến nỗi bỏ quên nguyên tắc của bản thân và những lời khuyên của người khác, liên tục mua vào hàng chục tấn bông vải (cotton) dù ông biết nguồn cung đang dư thừa.
Cho tới khi mất tời 9/10 tài sản đáng giá hàng triệu đô la, Livermore mới trở nên lý trí nhưng đã chịu tổn thất nặng nề, buộc phải tuyên bố phá sản vào năm 1915.
Mặc dù là một người hiếm hoi thu được lợi nhuận trong giai đoạn khủng hoảng 1929-1933 (kiếm được 1,4 tỷ USD tính theo giá trị ngày nay) nhưng sau đó, tài sản của ông lại tiêu tán nhanh chóng.
Trong thời gian này, cuộc sống của Livermore vô cùng bất ổn. Sau khi ly hôn, ông mất 10 triệu đô la chia chác tài sản cho người vợ thứ hai, cả căn nhà trị giá 3,5 triệu USD cùng nhiều trang sức đắt tiền cũng bị bán rẻ với giá 222 000 USD. Sau đó, ông kết hôn với người vợ thứ ba, bà Harriet Metz.
Những biến cố liên tiếp khiến tinh thần Livermore suy sụp hoàn toàn. Ông tuyên bố phá sản lần thứ 3. Năm 1934, ông cũng bị đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Thương mại Chicago.
Livermore vẫn tin rằng mình có thể làm lại như những lần trước đó, nhưng sau tất cả những áp lực và căng thẳng mà ông phải chịu đựng, điều này chẳng thể nào đạt được. Ông cũng không thể trở lại kinh doanh ở Phố Wall bởi không còn đam mê và động lực như trước.
Vào ngày 28 tháng 11 năm 1940, Livermore đã tự sát trong phòng của khách sạn Sherry Netherland ở Manhattan, ở tuổi sáu mươi ba. Ông ra đi để lại một bức thư tuyệt mệnh dài 8 trang cho vợ trong đó có câu: "Cuộc đời anh là một sai lầm", được tìm thấy trong cuốn sổ bìa da của ông.
Tổng hợp