Cuộc đời hẩm hiu của cụ bà nguyện không rời trại phong để chăm lo mồ mả cho chồng

HOÀI ANH- HUYỀN CUNG |

Vào trại phong Đá Bạc từ khi còn trẻ, cụ bà Khuất Thị Oanh đã gắn bó hơn nửa thế kỉ ở nơi đây. Sau nhiều đợt chuyển rời, người thì về đoàn tụ với gia đình, người đi tìm cuộc sống mới, riêng bà Oanh vẫn trăn trở với nỗi niềm riêng...

Không gia đình, không nơi nương tựa, số phận của những bệnh nhân phong cuối cùng tại trại phong Đá Bạc, Sóc Sơn (Hà Nội) là những tháng ngày trầm lặng.

 Nơi đây tách biệt hoàn toàn với các khu dân cư vì thế cuộc sống mang đúng nghĩa đen - phải hoàn toàn "tự cung tự cấp".

Sức khỏe yếu, hằng ngày họ phải sống nhờ mớ rau tự trồng, củ khoai, củ sắn thay cơm và những nghĩa tình mà các đoàn thiện nguyện đem tới.

Phần đông những người mắc bệnh phong sau khi đã chữa khỏi sẽ tái trở lại cộng đồng hoặc chuyển đi nơi khác sinh sống. Thế nhưng, không phải ai cũng may mắn như vậy, cụ Khuất Thị Oanh là một trong số ít những người còn sót lại sau nhiều đợt chuyển rời.

Không gia đình, không một ai thân thuộc, cụ Oanh chọn ở lại nơi đây để chăm lo mồ mả và làm tròn bổn phận với người chồng đã khuất…

Cuộc sống vất vả là thế nhưng nó chẳng thấm vào đâu so với nỗi cô đơn tuổi xế chiều. Những lúc bệnh tật, đau ốm, ấy là lúc con người ta thèm khát nhận được sự quan tâm của những người thân yêu.

Với những số phận ở nơi đây, cuộc đời đã không cho họ có quyền được tâm giao với thế giới bên ngoài.

Có lẽ bởi sự nghi kị, thiếu hiểu biết và những định kiến xã hội đã vô hình chặn đứng khát khao tái nhập với cộng đồng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại