Cuộc chiến 10 năm ở Afghanistan: "Địa ngục" của máy bay chiến đấu và trực thăng vũ trang Liên Xô

Đại tá Trần Danh Bảng |

Trong 10 tháng đầu, 187 tên lửa Stinger được phóng ra, bắn rơi 140 máy bay, đạt hiệu suất khoảng 75%, trở thành nỗi ám ảnh đối với trực thăng Mi-8/24 và cả máy bay chiến đấu MiG.

LTS: Trong 10 năm tham chiến ở Afghanistan, Quân đội Liên Xô dù đã rất nỗ lực, nhưng chẳng không thể giành được chiến thắng chung cuộc mà còn bị sa lầy vào một trong những cuộc xung đột đẫm máu, hao tiền tốn của.

Qua các trang tài liệu mới được giải mật gần đây, Đại tá Trần Danh Bảng cung cấp thêm cho bạn đọc nhiều thông tin ít được nhắc đến về cuộc chiến khốc liệt này và lý giải những nguyên nhân thất bại của một trong những lực lượng hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ trước một đối thủ cực kỳ gai góc.

PHẦN 2: AFGHANISTAN "CỐI XAY" NGHIỀN NÁT MÁY BAY CHIẾN ĐẤU VÀ TRỰC THĂNG VŨ TRANG LIÊN XÔ

Ồ ạt sử dụng máy bay chiến đấu và trực thăng

Liên Xô đã sử dụng nhiều loại máy bay trực thăng vũ trang hiện đại bậc nhất, gồm cả loại máy bay trực thăng vũ trang Mil/Mi-24 Hind, với sự hỗ trợ của các máy bay ném bom cùng nhiều đơn vị bộ binh cùng các lực lượng đặc biệt.

Trong chiến tranh Afghanistan, máy bay cường kích Su-25 được sử dụng cho nhiệm vụ săn lùng các căn cứ của lực lượng phiến quân Mujahideen, chuyên thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất.

Cuộc chiến 10 năm ở Afghanistan: Địa ngục của máy bay chiến đấu và trực thăng vũ trang Liên Xô - Ảnh 1.

Với khả năng bay tốc độ cận âm rất tốt tại độ cao thấp, Su-25 tỏ ra rất lợi hại trong nhiệm vụ chống tăng và chi viện hỏa lực trên chiến trường. Trong chiến tranh Afghanistan, Su-25 được sử dụng cho nhiệm vụ săn lùng các căn cứ của lực lượng phiến quân Mujahideen.

Su-25 đã phóng nhiều tên lửa dẫn đường cùng các loại bom và rocket không điều khiển vào các vị trí của phiến quân. Mỗi chiếc Su-25 thực hiện hơn 360 phi vụ/năm, đây cũng là loại máy bay được sử dụng nhiều nhất trong cuộc chiến này và tỏ ra rất lợi hại trong nhiệm vụ chống tăng và chi viện hỏa lực trên chiến trường.

Cuộc chiến 10 năm ở Afghanistan: Địa ngục của máy bay chiến đấu và trực thăng vũ trang Liên Xô - Ảnh 2.

Xe tăng Liên Xô ở Afghanistan.

Su-17 (phiên bản xuất khẩu là Su-22) cũng được sử dụng với vai trò săn lùng các khu vực tiền đồn của lực lượng phiến quân. Đây là loại máy bay duy nhất được sử dụng từ đầu cho đến cuối cuộc chiến.

Tuy nhiên, từ khi loại tên lửa phòng không vác vai Strela-2 nhập lậu từ Ai Cập và tên lửa FIM-43 và FIM-92 do Mỹ viện trợ cho phiến quân Afghanistan thì Su-17 nhanh chóng trở thành mồi ngon cho các loại tên lửa này.

Có 34 máy bay Su-17 đã bị bắn hạ hoặc gặp sự cố trong cuộc chiến này, đến cuối cuộc chiến, Su-17 đã được thay thế bằng MiG-27 có độ cao hoạt động lớn hơn để tránh các tên lửa phòng không vác vai.

Tiêm kích đánh chặn MiG-21 là mẫu máy bay bảo vệ không phận nhanh nhẹn, nó có khả năng thực hiện những phi vụ đột kích đánh chặn đội hình máy bay chiến đấu của đối phương rất hiệu quả. Tuy nhiên, 21 chiếc MiG-21 đời đầu đã bị bắn hạ và gặp sự cố trong cuộc chiến.

Tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23 được sử dụng với vai trò phòng không và cả tấn công mặt đất. Tuy nhiên, các phi công sử dụng MiG-23 đã kết luận rằng, thiết kế cánh cụp cánh xòe của nó không phù hợp với điều kiện tại Afghanistan.

Mặt khác, tốc độ bay khá nhanh của nó trong khi hệ thống điện tử chưa đủ độ tinh vi nên tiêm kích này gặp nhiều hạn chế trong việc tấn công chính xác. 11 máy bay MiG-23 đã bị bắn hạ hoặc gặp sự cố trong cuộc chiến này.

Cuộc chiến 10 năm ở Afghanistan: Địa ngục của máy bay chiến đấu và trực thăng vũ trang Liên Xô - Ảnh 3.

Máy bay vận tải quân sự và dân sự hạng trung 4 động cơ An-12, thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa đến chiến trường và chở thương binh hay liệt sĩ từ chiến trường về Liên Xô. 10 máy bay An-12 đã bị bắn hạ hoặc gặp sự cố trong cuộc chiến.

Máy bay vận tải quân sự và dân sự hạng nhẹ 2 động cơ An-26, có khả năng chở theo 40 người hoặc 5.500kg hàng hóa. Nó được sử dụng với vai trò vận chuyển hàng hóa, binh lính đến các khu vực chiến trường và sơ tán thương binh.

Máy bay này có trần bay khá thấp khoảng 7.500m nên rất dễ bị bắn hạ bởi hỏa lực mặt đất, 6 chiếc An-26 đã bị rơi trong cuộc chiến.

Mi-24 là máy bay trực thăng mang rất nhiều vũ khí, tên lửa chống tăng, súng máy 30 mm và súng phóng lựu tự động. Chúng cũng thường sử dụng bom 250 kg, bom chùm… Nhưng núi đồi Afghanistan dốc đứng kết quả thu được rất hẹp hòi.

Để giữ cho lực lượng Liên Xô ở Afghanistan. Luôn có khoảng 200 Mi-24 trực chiến và phi công thay thế thường xuyên. Mi-24D thường được sử dụng hộ tống đoàn xe "chiến thuật đi tắt đón đầu".

Cuộc chiến 10 năm ở Afghanistan: Địa ngục của máy bay chiến đấu và trực thăng vũ trang Liên Xô - Ảnh 4.

Một chiếc máy bay cường kích Su-25 của Liên Xô bị tên lửa phòng không vác vai bắn hạ ở Afghanistan.

Khắc tinh của trực thăng

Tên lửa vác vai Stinger của Mỹ là khắc tinh gây ra một nửa "cái chết" của 451 máy bay trực thăng Liên Xô.

Chuyện là, giữa những năm 1980, Cục tình báo Trung ương Mỹ bắt đầu cung cấp cho lực lượng phiến quân Mujahideen khoảng 1.500 đến 2.000 quả tên lửa phòng không vác vai Stinger, hiện đại nhất của Mỹ thời bấy giờ, khiến người Nga rơi vào cơn ác mộng.

Nếu như trước năm 1983, Liên Xô (Nga) chỉ phải chịu tổn thất từ 70 - 100 máy bay, thì đến năm 1986 - khi Stinger xuất hiện, con số này tăng lên 150-200 máy bay. Trong 10 tháng đầu khai triển, 187 tên lửa Stinger được phóng ra, và được cho là đã bắn rơi 140 máy bay, đạt hiệu suất khoảng 75%.

Nó không chỉ là nỗi ám ảnh đối với trực thăng Mi-8/24, Stinger còn đe dọa cả máy bay chiến đấu MiG. Hiệu suất tiêu diệt mục tiêu của Stinger đã mang đến những thay đổi đáng kể trên chiến trường, góp phần dẫn đến quyết định rút quân của Liên Xô vào cuối thập kỷ

Tài liệu Liên Xô thì cho biết, chỉ trong hai năm 1978-1979, họ đã mất 35 máy bay và 63 trực thăng vì nhiều lý do, trong đó có cả "nguyên nhân" Stinger.

Được biết tên lửa phòng không vác vai Stinger có khả năng tiêu diệt các loại trực thăng, UAV, tên lửa hành trình, máy bay cánh bằng bất kể mục tiêu bay ở tốc độ nào, kể cả tốc độ siêu âm.

Stinger có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 4,8 km và độ cao từ 180 - 3.800m. Đầu nổ nặng 3kg, hoạt động theo nguyên lý chạm nổ, được gắn kíp nổ và đồng hồ hẹn giờ tự hủy.

Về hệ thống dẫn đường, phiên bản đầu tiên FIM-92A sử dụng đầu dò hồng ngoại được làm lạnh thế hệ thứ 2 để nâng cao khả năng dò tìm và dẫn đường, nhanh chóng tiếp cận và tấn công mục tiêu.

Từ đời FIM-92B trang bị đầu dò 2 kênh sử dụng bộ vi xử lý mới, có thể phân biệt đâu là mục tiêu thật – giả (nếu đối phương gây nhiễu bằng đạn pháo sáng). Phiên bản FIM-92C trang bị bộ vi xử lí có thể tái lập trình, tăng khả năng thích ứng với các mục tiêu khác nhau.

Phiên bản hiện đại nhất là Stinger-RMP Block 2 trang bị đầu dò hồng ngoại cải tiến nhằm tăng độ chính xác và tầm bắn trong điều kiện bị gây nhiễu và áp dụng các biện pháp đối phó. Đây là loại tên lửa vai thành công nhất sau Chiến tranh Việt Nam.

Cuộc chiến 10 năm ở Afghanistan: Địa ngục của máy bay chiến đấu và trực thăng vũ trang Liên Xô - Ảnh 5.

Một phiến quân sử dụng tên lửa phòng không vác vai Stinger. Ảnh minh họa.

Tên lửa vác vai Stinger sau này được chính chiến binh Hồi giáo Afghanistan sử dụng để chống lại chính nước Mỹ. Có nguồn tin cho rằng, phiến quân đã bẻ khóa thành công hệ thống IFF phân biệt địch – ta của Stinger. Qua đó, các tên lửa Stinger có thể được sử dụng chống lại chính các máy bay chiến đấu Mỹ.

Thung lũng Panjshir được mô tả là vùng đất màu mỡ, tuyệt đẹp cách Thủ đô Kabul 100 dặm, bây giờ vẫn còn nhiều phế tích là xác xe cơ giới Liên Xô. Xe chiến đấu bộ binh bọc thép của Liên Xô, nhìn chung chỉ có súng máy cỡ nòng 14,5 mm, năng lực bảo vệ rất yếu, động cơ của chúng quá nóng - không lý tưởng cho chống nổi dậy vùng núi.

Mìn phiến quân sử dụng ở Afghanistan rất nhiều, mật độ cao nhất các cuộc tranh chấp trên thế giới. Đã gây cho binh sĩ Liên Xô nhiều thương vong.

Sa lầy vào chiến trường Nam Á này, Liên Xô tổn hao quá nhiều nguồn lực. Giữa năm 1987, Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Mikhail Gorbachev tuyên bố rút quân. Việc rút quân bắt đầu ngày 15 tháng 5 năm 1988, và chấm dứt ngày 15 tháng 2 năm 1989.

Còn rất nhiều giấy mực đang dần tiết lộ về cuộc chiến gian nan này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại