Ảnh minh họa.
Cúng rằm tháng Giêng 2019 tốt nhất là vào giờ Ngọ
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên rơi vào đêm trăng tròn đầu tiên trong năm mới theo Âm lịch. Đây cũng là 1 trong 4 ngày rằm quan trọng trong năm mà người Việt thường làm lễ cúng thật chu đáo.
Vào ngày rằm, các gia đình thường sắm 2 lễ, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên.
Trên ban thờ Phật là lễ cúng chay và lễ cúng mặn trên ban thờ gia tiên. Nếu chủ nhà không có ban thờ Phật thì chỉ một mâm cúng gia tiên là đủ.
Thời gian cúng rằm tháng Giêng 2019 tốt nhất là vào giờ Ngọ, tức từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều. Dân gian tin rằng đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.
Còn nếu gia chủ không sắp xếp được thời gian cũng như công việc để cúng vào ngày giờ nêu trên thì có thể cúng trước từ sáng ngày 18/2 Dương lịch (tức 14/1 âm lịch) đến trước 7 giờ tối ngày 19/2 Dương lịch. Điều quan trọng nhất là sự thành tâm của gia chủ.
Nên cúng Rằm tháng Giêng ở nhà hay ở chùa?
Trọng tâm của hội rằm tháng Giêng là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng và phát triển cho người dân và đất nước. Vì thế, ngày càng đông người đến chùa lễ Phật.
Theo lịch pháp Phật giáo có 9 ngôi sao gồm Thủy diệu, Thái dương, Thái âm, Mộc đức, Thổ tú, La hầu, Thái bạch, Vân hớn, Kế đô.
Người dân đến lễ chùa cầu an ngày đầu năm. Ảnh: Tiến Tuấn
Người xưa cho rằng, trong mỗi năm sẽ có mối liên hệ thiên thể với con người. Vì thế, những ngôi sao này để xem vận mệnh con người trong năm đó. Người xưa lên chùa để dâng sao giải hạn, cầu mong bình an, gia tăng phúc thọ.
Vào ngày 14 hoặc chính rằm, người dân đã tấp nập đến chùa lễ Phật, cầu bình an, khoẻ mạnh, hạnh phúc cho cả năm.
Ngoài tới chùa, người Việt cũng rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ: cúng Phật, cúng thần linh và cúng gia tiên trong ngày này.
Ý nghĩa văn hóa của ngày rằm tháng Giêng
Theo tín ngưỡng văn hóa lâu đời, ngày rằm tháng Giêng là một ngày lễ quan trọng của người Việt. Là một nước thuần nông, tháng Giêng là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi hạ điền, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, để cầu cho mưa thuận gió hòa, mong một năm mùa màng bội thu.
Trong 12 cái rằm, rằm tháng Giêng mang nhiều ý nghĩa với nhiều tên gọi khác nhau như: Tết Nguyên tiêu, Nguyên tịch, Thượng nguyên...
Cách gọi này bắt nguồn từ sự giao lưu, tiếp nhận văn hóa Trung Hoa và có sự kết hợp hài hòa với văn hóa bản địa.Với người Hoa, rằm tháng Giêng còn gọi là tết Nguyên Tiêu với lễ hội cúng Hoa Đăng. Trong những ngày này mọi người làm bánh trôi.
Theo lịch sử, bắt nguồn từ năm 180 trước Công nguyên, vua Hán Văn - nhà vua đời Tây Hán của Trung Quốc được lên ngôi đúng vào ngày rằng tháng Giêng. Để chúc mừng, nhà vua Hán Văn quyết định lấy ngày rằm tháng Giêng là ngày hội Hoa Đăng. Hàng năm vào tối ngày rằm, nhà vua đều ra khỏi cung để đi dạo cùng chung vui với người dân.
Ngày hôm đó, nhà nào nhà nấy, trên khắp các ngả đường, thôn xóm đều treo đủ các loại đèn với muôn hình nghìn vẻ để mọi người thưởng thức.Còn theo Nho học thì xưa ngày này là Tết Trạng Nguyên. N
hân dịp trăng sáng đầu năm, nhà vua cho mở đại tiệc tại vườn thượng uyển, triệu các vị trạng nguyên đến dự hội, ngắm cảnh, xem hoa, làm thơ xướng họa, ca ngợi các vẻ đẹp thiên nhiên và ân đức nhà vua đã đem lại thái bình thịnh trị.
Từ đó về sau lễ hội tết Nguyên Tiêu đã được lưu truyền rộng rãi trong dân.Cũng trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam vào những thế kỷ đầu công nguyên và truyền thống văn hóa này được tiếp nhận vào nước ta.
Ngày lễ rằm tháng Giêng hoà quyện vào văn hóa bản địa tạo thành một ngày lễ trong đại và đặc sắc. Theo truyền thống Phật giáo ngày lễ rằm tháng Giêng mang ý nghĩa rất lớn.
Tổng hợp