Cúng cô hồn vào ngày nào trong tháng 7 âm lịch và cần chuẩn bị lễ vật gì?

B. Bình |

Lễ cúng thí thực cô hồn hay còn gọi là cúng chúng sinh thường được các gia đình thực hiện trước ngày rằm tháng 7 âm lịch.

Nên cúng cô hồn vào ngày nào?

Theo quan niệm dân gian, ngay từ ngày mùng 1 đến hết ngày 14 tháng 7 âm lịch, Diêm Vương cho lệnh mở Quỷ Môn Quan, sau 12 giờ đêm ngày 14 cửa được đóng lại, ma quỷ sẽ trở về lại âm ti. Do đó, người ta thường cúng từ mùng 1 tới 14.7 âm lịch.

Theo một sư thầy tại chùa ở quận Bình Thạnh (TP.HCM) chia sẻ về ý nghĩa của lễ cúng cô hồn trên báo Thanh niên: Vào dịp rằm tháng 7 âm lịch, mỗi gia đình đều sắm sửa mâm cúng cô hồn để cầu phúc cho gia đình mình, ban phát bố thí cho những linh hồn không nơi trú ngụ với mục đích không để những linh hồn này quấy nhiễu gia đình. 

Nhiều người còn cho rằng dịp này nên đến chùa phóng sinh cá, chim, rùa… như làm phước để giải bớt nghiệp.

Vị sư thầy cho biết, mọi người thường cúng cô hồn từ mùng 1 tới 14/7 âm lịch. Tuy nhiên, theo quan điểm của Phật giáo, điều quan trọng nhất là sự thành tâm của người cúng chứ không quan trọng chuyện cúng đúng ngày hay mâm cúng có gì.

Cúng cô hồn vào ngày nào trong tháng 7 âm lịch và cần chuẩn bị lễ vật gì? - Ảnh 2.

Các gia đình chuẩn bị lễ vật cúng cô hồn hình thức làm phúc, an ủi những vong linh không nơi trú ngụ. Ảnh minh họa.

Mâm cỗ cúng cô hồn cơ bản nhất:

- Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại, 5 mầu (ngũ sắc).

- Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

- Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

- Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa).

Văn khấn chúng sinh (cúng cô hồn) theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin):

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo - A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng - che làn heo may

Cô hồn nam bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:………………………………

Vợ/Chồng:…………………………

Con trai:……………………………

Con gái:…………………………….

Ngụ tại:……………………………..

Lưu ý: Lễ cúng cô hồn được thực hiện ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể đọc các bài văn cúng hoặc khấn nôm theo tâm nguyện. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại