Hình ảnh cực quang sao Thổ cũng được ghi lại bởi tàu vũ trụ Cassini khi nó kết thúc sứ mệnh khám phá sao Thổ, lao xuống hành tinh này và bốc cháy.
Trên Trái đất, cực quang hình thành do từ trường của hành tinh tương tác với gió Mặt trời. Các hạt điện tích phát ra từ Mặt trời tương tác với oxy và nitơ trong khí quyển Trái đất để tạo ra một màn trình diễn ánh sáng rực rỡ.
Cực quang của sao Thổ và các hành tinh khác cũng hình thành theo cách thức tương tự, nhưng do khí quyển của sao Thổ chủ yếu là hydro nên nên cực quang chỉ có thể quan sát với bước sóng tia cực tím.
Cực quang sao Thổ đạt độ sáng tối đa vào lúc bình minh và ngay trước nửa đêm, nhưng rõ nhất là vào lúc nửa đêm.