(Ảnh: Getty Images)
Theo đó, lệnh cấm vận của Mỹ đối với việc nhập khẩu hải sản của Nga là động lực chính cho làn sóng tràn vào thị trường Nhật Bản của mặt hàng này.
Tỷ trọng thịt cua của Nga trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản được báo cáo lên tới 68,8% trong ba quý đầu năm nay, so với 64,8% và 5% được ghi nhận trong cùng kỳ năm 2022 và 2021. Trong khoảng thời gian đó, Nhật Bản nhập khẩu thịt cua trị giá 35,8 tỷ Yên (khoảng 244 triệu USD), trong đó các sản phẩm được vận chuyển từ Nga trị giá 24,6 tỷ Yên (167 triệu USD) .
Giá cua tuyết đánh bắt ở Nga hiện vào khoảng 2.000 Yen/kg (14 USD) tại thị trường bán buôn Nhật Bản, đánh dấu mức giảm 33% so với mức trung bình năm 2022.
Trong khi đó, thịt cua Canada được bán với giá 1.800 Yen/kg, giá mỗi kg sản phẩm của Na Uy dao động quanh mức 1.900 Yen, đánh dấu mức giảm lớn lần lượt là 32% và 51% so với giá trung bình trong năm 2022. Cua huỳnh đế đỏ có nguồn gốc từ Nga được bán với giá khoảng 5.000 Yen/kg, giảm 38% so với mức trung bình năm 2022.
Đồng thời, giá bán buôn thịt cua đánh bắt ở Nhật Bản, được coi là đắt đỏ hơn, ở mức từ 15.000 Yen đến 16.000 Yen/kg, cao hơn gần 20% so với năm trước.
Một nguồn tin quen thuộc với thị trường Nhật Bản cho biết: "Người tiêu dùng coi cua đánh bắt trong nước là sản phẩm khác với cua nhập khẩu, vì vậy chúng tôi không thấy có sự cạnh tranh giữa chúng".
Mỹ, từng là nước tiêu thụ thịt cua lớn nhất của Nga, đã đưa ra lệnh cấm nhập khẩu hải sản, rượu vodka và kim cương từ Nga vào tháng 3/2022 như một phần lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine. Với lệnh cấm trên, các nhà sản xuất Nga buộc phải chuyển nguồn cung sang thị trường châu Á, đặc biệt là Nhật Bản.
Ngược lại, Nhật Bản đã tăng thuế đối với hải sản Nga vào tháng 4/2022, nhưng lệnh cấm không nhắm vào hàng nhập khẩu bán buôn. Theo đại diện Cơ quan Thủy sản Nhật Bản, việc thêm thịt cua Nga vào danh sách đen "sẽ có tác động lớn đến ngành chế biến thủy sản của Nhật Bản".