Cửa hàng tăm 300 năm tuổi độc nhất vô nhị ở Tokyo, chuyên bán đồ xỉa răng cho samurai

PV |

Người Nhật cũng bị chuyện "giắt răng" ám ảnh, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể tùy tiện xỉa răng. Cùng ghé thăm cửa hàng bán tăm 300 tuổi từ thời Edo để tìm hiểu văn hóa này.

Với nhiều tòa nhà chọc trời cùng các tiện nghi hiện đại, Tokyo vẫn có vô số các cửa hàng và doanh nghiệp tồn tại nhờ các sản phẩm truyền thống.

Một trong số đó là cửa hàng bán tăm Nihonbashi Saruya, được thành lập năm 1704 từ thời Edo (1603 - 1868).

Cửa hàng tăm 300 năm tuổi độc nhất vô nhị ở Tokyo, chuyên bán đồ xỉa răng cho samurai - Ảnh 1.

Cửa hàng tăm Nihonbashi Saruya được mở ra khi Tokugawa Tsunayoshi, vị tướng thứ 5 của triều đại Tokugawa nắm quyền cai trị Nhật Bản

Dù có rất nhiều cửa hàng hiện đại hoạt động tại Tokyo. Nihonbashi Saruya vẫn "sống khỏe" nhờ kinh doanh một mặt hàng truyền thống, không đâu có ở Nhật Bản: tăm xỉa răng truyền thống.

Cửa hàng tăm 300 năm tuổi độc nhất vô nhị ở Tokyo, chuyên bán đồ xỉa răng cho samurai - Ảnh 2.

Không chỉ để xỉa răng, những cây tăm đặc biệt này được dùng thay dĩa ăn bánh ngọt trong các buổi lễ trà đạo truyền thống. Là một cửa hàng tăm độc nhất vô vị, Nihonbashi Saruya có nhiều loại sản phẩm đặc trưng với nhiều kích cỡ khác nhau.

Cửa hàng tăm 300 năm tuổi độc nhất vô nhị ở Tokyo, chuyên bán đồ xỉa răng cho samurai - Ảnh 3.

Hầu hết tăm truyền thống bán ở đây gọi là "kuromoji". Chúng được làm từ các loại gỗ, tre, trúc cao cấp nhất từ một nhà máy ở tỉnh Shimane.

Cửa hàng tăm 300 năm tuổi độc nhất vô nhị ở Tokyo, chuyên bán đồ xỉa răng cho samurai - Ảnh 4.

Một trong những mặt hàng bán chạy nhất chính là hộp tăm Doraemon, bên trong có 70 kuromoji, giá bán lẻ 1100 yen (khoảng 220.000 đồng)

Cửa hàng tăm 300 năm tuổi độc nhất vô nhị ở Tokyo, chuyên bán đồ xỉa răng cho samurai - Ảnh 5.

Hộp tăm Doraemon, bên trong có 70 cây tăm kuromoji

Có một sản phẩm còn được đánh giá là cao cấp hơn kuromoji, đó là loại tăm "jokaku youji". Mỗi bộ chỉ có 20 cây tăm, mỗi cây được bọc trong giấy Nhật, đựng bên trong hộp làm từ gỗ hông (paulownia - loại gỗ nhẹ, bền, cách điện, nhiệt rất tốt). Được bán với giá 1200 yen (khoảng 240.000 đồng).

Cửa hàng tăm 300 năm tuổi độc nhất vô nhị ở Tokyo, chuyên bán đồ xỉa răng cho samurai - Ảnh 6.

Bộ tăm "jokaku youji", được đánh giá là cao cấp hơn tăm kuromoji

Nhân viên tại cửa hàng Nihonbashi Saruya cho biết, trong khi tăm kuromoji được làm bằng máy thì jokaku youji được làm thủ công hoàn toàn.

Cửa hàng tăm 300 năm tuổi độc nhất vô nhị ở Tokyo, chuyên bán đồ xỉa răng cho samurai - Ảnh 7.

Cửa hàng tăm 300 năm tuổi độc nhất vô nhị ở Tokyo, chuyên bán đồ xỉa răng cho samurai - Ảnh 8.

Mỏng hơn các loại tăm kuromoji thông thường, tăm jokaku youji rất khó gãy dù có bị uốn cong. Đây là minh chứng cho chất lượng của loại tăm này. Ngoài ra khách hàng có thể chọn mùa hương ưa thích để tẩm lên tăm.

Cửa hàng tăm 300 năm tuổi độc nhất vô nhị ở Tokyo, chuyên bán đồ xỉa răng cho samurai - Ảnh 9.

Cửa hàng tăm 300 năm tuổi độc nhất vô nhị ở Tokyo, chuyên bán đồ xỉa răng cho samurai - Ảnh 10.

Rất khó để bẻ gãy loại tăm jokaku youji

Tất cả sản phẩm ở Nihonbashi Saruya đều có bao bì vô cùng đẹp mắt, khiến chung trở thành món đồ lưu niệm hoặc quà tặng hoàn hảo cho gia đình và bạn bè. Đặc biệt, hộp tăm còn mang tính sưu tầm vì số lượng khá hạn chế.

Cửa hàng tăm 300 năm tuổi độc nhất vô nhị ở Tokyo, chuyên bán đồ xỉa răng cho samurai - Ảnh 11.

Tất cả sản phẩm ở Nihonbashi Saruya đều có bao bì vô cùng đẹp mắt, khiến chung trở thành món đồ lưu niệm hoặc quà tặng hoàn hảo cho gia đình và bạn bè

Cửa hàng tăm 300 năm tuổi độc nhất vô nhị ở Tokyo, chuyên bán đồ xỉa răng cho samurai - Ảnh 12.

Đặc biệt, hộp tăm còn mang tính sưu tầm vì số lượng khá hạn chế

Người Nhật xỉa răng như thế nào?

Cửa hàng tăm 300 năm tuổi độc nhất vô nhị ở Tokyo, chuyên bán đồ xỉa răng cho samurai - Ảnh 13.

Ở nhiều nước châu Á, việc xỉa răng ngay trên bàn ăn là việc bình thường. Tuy nhiên, làm vậy ở Nhật sẽ bị coi là mất lịch sự.

Đặc biệt, dù là nam hay nữ, người Nhật thường đem tăm vào nhà vệ sinh, xỉa răng trước gương. Phụ nữ Nhật Bản rất sợ bị người khác biết mình cầm tăm vào nhà vệ sinh, vì vậy họ thường mang tăm theo người.

Cửa hàng tăm 300 năm tuổi độc nhất vô nhị ở Tokyo, chuyên bán đồ xỉa răng cho samurai - Ảnh 14.

Có thể bạn chưa biết: phần đầu tù của cây tăm không phải để trang trí. Khi dùng xong, người Nhật sẽ bẻ phần cuối đi để người khác biết rằng cây tăm này đã qua sử dụng. Phần nào tránh được những nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm qua tăm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại