Gánh chè 40 năm và câu chuyện cảm động của đôi vợ chồng già

Mặc dù đã 70 tuổi, hai vợ chồng ông Tư vẫn ngày ngày đẩy xe chè cùng cây đèn dầu ra phố buôn bán.

Nằm trên vỉa hè đường Nguyễn Kiệm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), quán chè đường phố của ông bà Tư đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân địa phương cũng như những thực khách mê chè, hảo ngọt.
Nằm trên vỉa hè đường Nguyễn Kiệm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), quán chè đường phố của ông bà Tư đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân địa phương cũng như những thực khách mê chè, hảo ngọt.
Hai ông bà bán buôn mưu sinh ở vỉa hè cạnh hẻm 504 Nguyễn Kiệm đã 40 năm nay. Gọi là quán cho sang chứ thực ra chỉ là khoảng sân trước nhà người ta, đêm xuống khi chủ nhà đóng cửa thì ông bà mới dọn hàng ra ngồi bán.
Hai ông bà bán buôn mưu sinh ở vỉa hè cạnh hẻm 504 Nguyễn Kiệm đã 40 năm nay. Gọi là quán cho sang chứ thực ra chỉ là khoảng sân trước nhà người ta, đêm xuống khi chủ nhà đóng cửa thì ông bà mới dọn hàng ra ngồi bán.

'Gia tài hàng chè' cũng không có gì nhiều nhặn, chỉ là một cái bàn thấp vừa đủ để kê 5 nồi chè, cùng với mấy cái ghế nhựa con con cho khách ngồi và đặc biệt là một ngọn đèn dầu tù mù thắp sáng.

Vì thế nên quán có tên gọi là chè đèn dầu, cái tên dân dã mà độc đáo nên đã níu chân nhiều khách ghé vào.

'Thì ngày xưa, khi chỗ này còn hoàng vắng, đèn đường vẫn còn le lói nên tôi phải trưng đèn dầu, mãi đến bây giờ vẫn giữ thói quen này', bà Tư giải thích.

'Chè đèn dầu' của ông bà Tư có tất cả 5 loại, bao gồm: chè hoa cau (táo xọn), chè đậu trắng, chè trôi nước, chè đậu xanh bột báng và chè chuối chưng.

Trong đó, chè đậu xanh bột báng và chè trôi nước là hai hương vị được nhiều thực khách yêu thích thưởng thức nhất. Trước kia, ông bà còn sức khỏe thì nấu nhiều loại hơn. Và giá cả cũng rất phải chăng, bình dân.

Hàng ngày, cứ tầm 7 giờ tối là đôi vợ chồng già lại đẩy từng xoong chè từ con hẻm đối diện. Căn nhà ông bà ở mãi sâu trong cùng, rộng chỉ 9m2, là nơi hai người nương náu. Họ có 2 người con, một người mất sớm, người còn lại lấy vợ thì ra thuê trọ riêng.

Ông sức khỏe yếu, chậm chạp hơn bà nên cầm theo cây đèn dầu, còn bà thì đẩy xe chè. 'Hai vợ chồng từ khi lấy nhau đã mưu sinh bằng nghề này đến bây giờ.

Nhiều người hỏi sao không ở nhà để con cháu phụng dưỡng. Nhưng con tôi làm bảo vệ, lo cho gia đình còn không đủ thì chúng tôi vẫn cứ phải kiếm sống qua ngày thôi', ông Tư chia sẻ.

Việc qua đường đối với hai ông bà quả là điều khó khăn, con đường Nguyễn Kiệm xe cộ tấp nập lại có thêm cả đường ray xe lửa chắn ngang càng làm giao thông thêm phức tạp.

Phải đợi gần 10 phút, khi đường thật vắng ông bà mới dám ra ngoài.
Phải đợi gần 10 phút, khi đường thật vắng ông bà mới dám ra ngoài.

7h tối, gánh chè được dọn ra với 5 xoong chè. Hơn 15 năm trước, bà Tư bán vào buổi trưa đến chiều. Nhưng sau đó, nhiều người bán quá nên bà chuyển sang bán tối cho khỏi 'đụng hàng'.

Tài sản gắn bó với hai vợ chồng chính là cây đèn dầu mua từ khoảng 10 năm nay. Việc đầu tiên khi dọn hàng là thắp lửa đèn dầu.

Công việc chuẩn bị cho 5 nồi chè là do một tay bà Tư đảm trách: sáng bà đi chợ, trưa về ngâm đậu, nhồi bột, đến khoảng 2-3 giờ chiều thì bắt tay vào nấu.
Công việc chuẩn bị cho 5 nồi chè là do một tay bà Tư đảm trách: sáng bà đi chợ, trưa về ngâm đậu, nhồi bột, đến khoảng 2-3 giờ chiều thì bắt tay vào nấu.
Ông thì phụ bà các công việc như lấy nước, lau chùi bát đĩa...
Ông thì phụ bà các công việc như lấy nước, lau chùi bát đĩa...

Quán chè với tuổi đời 40 năm, nấu ngon mà giá cả lại phải chăng nên có rất nhiều khách ghé ăn. Khoảng 8h tối và 10h đêm là thời điểm đông nhất.

Có khi không có ghế ngồi, khách đành phải đứng hoặc ngồi trên xe ăn. Đặc biệt, chè của ông bà Tư đều là chè nóng, không ăn với đá.

Có những khách ăn chè của bà từ những ngày đầu mới bán buôn. Đến khi họ định cư ở nước ngoài, rồi quay trở lại Việt Nam vẫn tìm ra gánh chè đèn dầu thưởng thức, hàn huyên với hai ông bà.

Những ngày trời nắng, ông bà hết hàng sớm. Nhưng có đêm mưa, ông Tư kê bàn sát vào mái hiên và nỗi lo của ông bà lại nhiều hơn vì khách ít, bán chậm, đồng nghĩa với việc họ sẽ phải ngồi đến 1-2 giờ sáng mới dọn hàng.

Chị Bích (đeo kiếng) chia sẻ: 'Mẹ tôi ăn ở quán chè này từ thời con gái đến nay bà vẫn thích ăn. Tôi do đi làm xa nên chỉ cứ nào đi ngang qua con đường đều ráng ghé chè đèn dầu.

Chè ăn ngon, có hương vị đặc biệt và chén bát lúc nào trông cũng sạch sẽ'. Có nhiều khách ăn thấy ngon nên không ngại ngần ăn đến 3-4 bát chè.

Ông Tư tranh thủ ăn bữa tối. Do không còn nhanh nhẹn nên ông thường phụ việc chuẩn bị, rửa chén, đưa chè cho khách..., việc buôn bán giao lại cho vợ. Chỉ những lúc vắng khách thì ông mới tự tay múc chè bán.
Ông Tư tranh thủ ăn bữa tối. Do không còn nhanh nhẹn nên ông thường phụ việc chuẩn bị, rửa chén, đưa chè cho khách..., việc buôn bán giao lại cho vợ. Chỉ những lúc vắng khách thì ông mới tự tay múc chè bán.
Phụ ông bà buôn bán còn có cô con dâu (áo đỏ).
Phụ ông bà buôn bán còn có cô con dâu (áo đỏ).
Và đôi vợ chồng già vẫn bên nhau, cùng xoay vần kiếm sống quanh gánh chè. Câu chuyện của họ bình dị như ngọn đèn dầu giữa phố thị ồn ào náo nhiệt.
Và đôi vợ chồng già vẫn bên nhau, cùng xoay vần kiếm sống quanh gánh chè. Câu chuyện của họ bình dị như ngọn đèn dầu giữa phố thị ồn ào náo nhiệt.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại