Sau khi Nghị định số 100/2019 tăng mức phạt với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn chính thức có hiệu lực, nhiều người tỏ ra băn khoăn trước một số thông tin về việc ăn vải, nho, dứa, táo, sầu riêng, xoài... hay uống siro có thể tạo ra nồng độ cồn trong hơi thở, dẫn đến việc xử phạt nhầm lẫn.
Liên quan đến thông tin này, trao đổi với PV, ông Nguyễn Quang Nhật, cán bộ Cục CSGT (Bộ Công an) cho rằng, theo thông tin ông nắm được, thực tế có những tình huống ăn trái cây hay uống siro có thể tạo ra nồng độ cồn trong hơi thở.
Tuy nhiên, nồng độ cồn này sẽ không lưu lại lâu và trong quá trình kiểm tra, xử lý, lập biên bản người điều khiển phương tiện vi phạm hoàn toàn có quyền được giải thích về lý do có nồng độ cồn, thậm chí sau đó là khiếu nại về quyết định xử phạt chưa đúng.
Trong trường hợp, người vi phạm cho rằng, nồng độ cồn của mình do ăn hoa quả chứ không phải do uống rượu bia, đồ uống có cồn thì có quyền được xét nghiệm máu để cho kết quả chính xác nhất.
Một cán bộ khác ở Cục CSGT cũng nêu rõ, hiện nay, lực lượng CSGT khi xử lý đều có căn cứ và có các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ để phân biệt rõ ràng việc uống rượu bia hay ăn trái cây thổi ra nồng độ cồn nên người dân không nên lo lắng về các thông tin này.
Còn Trung tá Vũ Mạnh Nam (Đội phó Đội CSGT số 7) cho hay, từ khi thực hiện theo Nghị định 100, cán bộ, chiến sỹ của đơn vị chưa bắt gặp trường hợp người dân nào chỉ ăn hoa quả rồi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà bị thổi liên quan đến nồng độ cồn.
Bên cạnh đó, việc xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn còn căn cứ trên nhiều yếu tố và người vi phạm có quyền được giải thích về lý do có nồng độ cồn khi bị lực lượng CSGT kiểm tra.
"Với trường hợp vi phạm, chúng tôi sẽ chứng minh để người dân tâm khục khẩu phục chứ không có chuyện ăn hoa quả mà bị xử phạt. Tôi khẳng định không có chuyện ăn hoa quả mà lên được nồng độ cồn", Trung tá Nam nêu rõ.
Một cán bộ CSGT của Hà Nội cũng nêu rõ, dù lực lượng chưa được hướng dẫn về việc ăn trái cây có thể thổi ra nồng độ cồn nhưng hoàn toàn có đủ biện pháp nghiệp vụ để phân biệt để người bị xử phạt tâm phục khẩu phục.
Vị này cũng cho rằng, lực lượng CSGT không tự nhiên dừng xe mà chỉ dừng đối với những trường hợp có biểu hiện nghi vấn khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường, đi từ quán nhậu ra....
Đồng thời, những người uống rượu bia có biểu hiện rất rõ ràng nên lực lượng CSGT hoàn toàn có nghiệp vụ để có thể phân biệt, xử lý được.
Cũng trao đổi với PV, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai, cho biết một số thức ăn nguồn gốc tinh bột, đường, nếu bảo quản không tốt, tồn lưu dài cũng có thể lên men.
Bên cạnh đó, một số loại quả lên men như dứa, vải hoặc dạng thuốc như siro ho, dung dịch sát trùng miệng cũng có thể có một lượng ethanol trong đó.
Tuy nhiên, nồng độ cồn trong các loại thực phẩm này đều không cao và sẽ bay hơi chỉ sau một thời gian ngắn. Do đó, người dân không nên quá lo lắng về việc ăn hoa quả có thể trong hơi thở xuất hiện nồng độ cồn.
Các mức xử phạt liên quan đến nồng độ cồn theo Nghị định 100: