Công ty danh tiếng của Anh: Việt Nam sẽ thành cứ điểm xuất khẩu nhờ "cú bứt tốc ngoạn mục"

Tất Đạt |

Theo Oxford Economics, Việt Nam sẽ chiếm tới 4% lượng hàng hoá điện tử xuất khẩu trong năm 2025.

Ngày nay, Oxford Economics là một trong những công ty tư vấn toàn cầu độc lập hàng đầu thế giới, với hơn 20 văn phòng trên khắp thế giới. Oxford Economics được thành lập tại Oxford vào năm 1981 với tư cách là một liên doanh thương mại với trường kinh tế thuộc Đại học Oxford.

Theo đánh giá của Oxford Economics, Việt Nam có nhiều tiềm năng lớn và sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai nếu tháo gỡ được 1 số nút thắt hiện tại. Dưới đây là nhận định của công ty này, trích dẫn từ nghiên cứu được xuất bản năm 2021:

Nhiều tín hiệu lạc quan đối với Việt Nam

Việc Việt Nam chuyển đổi thành một trung tâm sản xuất toàn cầu trong thập kỷ qua đã giúp Việt Nam vượt trội hơn hầu hết các nền kinh tế vào năm 2020 và tăng cường hơn nữa thị phần xuất khẩu hàng điện tử và sản xuất toàn cầu.

Tác giả nghiên cứu dự báo những xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2021 và hơn thế nữa. Được hỗ trợ bởi nguồn vốn FDI mạnh mẽ, theo ước tính, Việt Nam sẽ chiếm khoảng 4% tổng lượng xuất khẩu hàng điện tử toàn cầu vào năm 2025. Con số này có thể còn cao hơn nếu các vấn đề liên quan tới hậu cần ở Việt Nam được cải thiện nhờ đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng hơn.

Mức thuế cao hơn đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ có thể là một rủi ro. Các tác giả nghiên cứu cho rằng trong trường hợp mức thuế 10% được Mỹ áp dụng đối với hàng dệt may, viễn thông, máy tính và đồ nội thất xuất khẩu sang quốc gia này có thể sẽ làm giảm tăng trưởng GDP của Việt Nam xuống mức trung bình 6,4% trong giai đoạn 2021-2022 so với mức cơ sở mà nghiên cứu đặt ra là 7,2%.

Thành tích xuất khẩu gần đây của Việt Nam cũng nhờ vào một số yếu tố mang tính thời điểm. Đặc biệt, việc ngăn chặn Covid-19 thành công đã giúp lĩnh vực sản xuất bình thường hóa nhanh hơn hầu hết các nước khác trong khu vực.

Công ty danh tiếng của Anh: Việt Nam sẽ thành cứ điểm xuất khẩu nhờ cú bứt tốc ngoạn mục - Ảnh 1.

Việt Nam phục hồi nhanh chóng sau đại dịch, một số ngành còn cao hơn cả lúc trước khi dịch bệnh xảy ra. Nguồn: Oxford Economics - Chú thích: Màu đỏ: GDP; màu vàng: Xây dựng; màu xanh: Sản xuất; màu tím: Nông nghiệp; màu xám: Dịch vụ.

Như vậy, Việt Nam đã có thể tận dụng tối đa sự bùng nổ nhu cầu về máy tính, thiết bị điện tử và đồ nội thất liên quan đến làm việc tại nhà trên toàn cầu. Những điều kiện thuận lợi này có thể sẽ biến mất trong năm nay do việc nới lỏng các hạn chế chống dịch sẽ cho phép sản xuất ở các nước khác trở về bình thường.

Nghiên cứu tin rằng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tốt hơn hầu hết các nước khác trong khu vực trong năm nay và hơn thế nữa. Cụ thể, các tác giả kỳ vọng lĩnh vực sản xuất xuất khẩu của Việt Nam sẽ được thúc đẩy bởi sự phục hồi của thương mại thế giới trong năm nay.

Thật vậy, khi các hạn chế liên quan đến Covid-19 được hủy bỏ và vắc-xin trở nên phổ biến hơn, dự báo thương mại thế giới trong điều kiện thực tế sẽ tăng gần 10% trong năm nay. Điều này một phần là do gói kích thích trị giá 1,9 tỷ USD của Mỹ, cũng có thể sẽ thúc đẩy nhu cầu của Mỹ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Công ty danh tiếng của Anh: Việt Nam sẽ thành cứ điểm xuất khẩu nhờ cú bứt tốc ngoạn mục - Ảnh 2.

Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Chú thích: màu đỏ: Việt Nam; màu xanh: các quốc gia châu Á còn lại trừ Trung Quốc. Nguồn: Oxford Economics

Thị phần xuất khẩu máy tính và điện tử của Trung Quốc sang Mỹ đã bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi bắt đầu chiến tranh thương mại, giảm khoảng 13%, trong đó Việt Nam có mức tăng thị phần lớn nhất (tăng 4%), tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc). Điều đó cho thấy, Trung Quốc tiếp tục cung cấp hơn 2/3 lượng hàng hóa loại này nhập khẩu vào Mỹ.

Điều thú vị là sự sụt giảm xuất khẩu máy tính và hàng điện tử hoàn chỉnh của Trung Quốc sang Mỹ không khiến nhu cầu của Trung Quốc đối với hàng hóa điện tử trung gian giảm mạnh. Cụ thể, nhập khẩu máy móc và hàng hóa của Trung Quốc từ Việt Nam, bao gồm cả hàng hóa trung gian, tăng trung bình 31% hàng năm trong giai đoạn năm 2018-2020.

Nhu cầu lớn đối với những mặt hàng này có thể một phần do một số công ty Trung Quốc đang chuyển sản xuất và lắp ráp sang Việt Nam để tiết kiệm chi phí lao động và tránh bị Mỹ áp thuế cao hơn.

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của FDI

Nghiên cứu kỳ vọng Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh chuỗi giá trị gia tăng sản xuất và mở rộng thị trường tiêu dùng trong nước. Do đó, các tác giả cho rằng các chuỗi cung ứng hướng đến châu Á sẽ tiếp tục điều chỉnh trong những năm tới và tin rằng Việt Nam đang có cơ hội hưởng lợi từ những xu hướng này.

Công ty danh tiếng của Anh: Việt Nam sẽ thành cứ điểm xuất khẩu nhờ cú bứt tốc ngoạn mục - Ảnh 3.

Trên thực tế, Việt Nam sẽ vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI toàn cầu trong trung hạn, nhờ động lực lao động hấp dẫn, vị trí gần Trung Quốc và các chính sách thương mại và FDI thuận lợi. Do đó, ước tính tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa điện tử toàn cầu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, chiếm khoảng 4% xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025.

Thị phần này có thể cao hơn nữa, nhưng có một yếu tố sẽ hạn chế xu hướng tăng trong thị phần xuất khẩu hàng điện tử toàn cầu của Việt Nam, ít nhất là trong vài năm tới: đó là các nút thắt nguồn cung xung quanh các cảng trọng điểm phục vụ các cụm công nghiệp. Các dự án để giảm bớt vấn đề này sẽ cần đến các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng ngay cả khi nguồn vốn được bảo đảm, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng sẽ mất nhiều thời gian.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại