Đi làm 5 ngày/tuần và 8 tiếng/ngày đã trở nên quá quen thuộc trong nhịp sống của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, chính vì nếp sinh hoạt làm việc trên mà nhiều người cảm thấy quá áp lực và mệt mỏi, dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe.
Với mục tiêu giúp nhân viên thoát khỏi xu hướng tiêu cực trên, tập đoàn Microsoft Nhật Bản đã đưa ra chính sách cho nhân viên nghỉ cả 3 ngày cuối tuần.
Áp lực công việc hiện tại khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi và chán chường.
Đây là chính sách nằm trong ‘Dự án cải cách việc làm' do tập đoàn thực hiện từ tháng 8 năm nay. Theo đó, 2300 nhân viên của tập đoàn được phép nghỉ từ thứ 6 đến chủ nhật hàng tuần thay vì nghỉ từ thứ 7 theo thông lệ.
Chính sách làm việc 4 ngày/tuần được Microsoft đưa ra nhằm cải thiện môi trường làm việc của nhân viên.
Chỉ sau một thời gian ngắn thực hiện chính sách, tập đoàn Microsoft đã thu lại được nhiều kết quả đáng kể. Không chỉ khiến nhân viên cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc, chính sách trên còn giúp hiệu quả công việc tăng lên 40%. Lý do chính là bởi do thời gian làm việc chỉ còn 4 ngày/tuần nên nhân viên buộc phải tăng năng suất làm việc để đảm bảo công việc.
Thêm vào đó, để đảm bảo cho thời gian làm việc, các cuộc họp hàng ngày, hàng tuần cũng được làm tinh gọn hơn và nhanh chóng đi vào chủ đề chính. Cũng nhờ chính sách này, các nhân viên cũng xin nghỉ ít hơn 25,4% trong tháng, dùng giấy in ít hơn 58,7% và sử dụng điện ít hơn 23,1% tại văn phòng.
Không chỉ khiến nhân viên hài lòng, chính sách trên còn giúp nâng cao hiệu suất công việc.
Ngay sau khi chính sách này được lên các phương tiện truyền thông đã nhận được sự thu hút rất lớn từ cư dân mạng toàn thế giới. Đại đa số đều ủng hộ cho chính sách trên và mong mình có cơ hội được làm việc tại Microsoft Nhật Bản. Nhiều người còn cho rằng chính sách trên nên được nhân rộng hơn ở nhiều các công ty, tập đoàn khác.
Microsoft Nhật Bản trở thành địa điểm làm việc mơ ước của nhiều người.
Mặc dù chiến lược này còn phụ thuộc vào tùy nghề nghiệp, nhưng với người đi làm thì ai cũng sẽ muốn được làm việc trong một công ty có tâm như Microsoft Nhật Bản.