RT ngày 11/10 đưa tin, sau khi tàu vũ trụ Soyuz chở hai phi hành gia, một người Nga và một người Mỹ lên trạm ISS nhưng đã bất ngờ gặp sự cố khi phóng và nổ tung trên không gian. Theo đó, hai phi hành gia của Nga Alexey Ovchinin và của Mỹ Nick Hague đã hạ cánh an toàn xuống Kazakhstan.
Được biết, tàu vũ trụ Soyuz MS-10 được phóng vào lúc 11h40 giờ Moscow (tức 15h40 giờ Việt Nam) bằng tên lửa đẩy Soyuz FG mang theo 2 nhà du hành đưa lên ISS. Tàu có thể đưa 3 nhà du hành lên ISS, song trong lần phóng này, vị trí của phi hành gia thứ 3 đã được thay thế bằng hàng hóa.
Quá trình phóng ban đầu được truyền hình trực tiếp, song sau đó bất ngờ bị gián đoạn. Truyền thông Nga cho hay tàu vũ trụ Soyuz đã gặp sự cố khoảng 3 phút sau khi rời bệ phóng.
àu vũ trụ Soyuz của Nga vừa phát nổ sau khi rời bệ phóng 3 phút
TNguồn tin từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan nói với RT: "Các động cơ tên lửa trong giai đoạn phóng thứ hai đã bất ngờ ngừng hoạt động và phát nổ. Rất may các phi hành gia đều còn sống. Họ đã tiến hành một cuộc hạ cánh khẩn cấp".
Theo tìm hiểu được biết, tàu vũ trụ Soyuz ("Liên Hiệp") là tàu trải qua nhiều lần cải tiến và được sử dụng lâu nhất cho đến nay. Nó đã đưa phi hành gia lên các trạm không gian như Salyut (Pháo Hoa), Mir (Hoà Bình) và hiện nay là Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Các tàu Soyuz được phóng lên từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan trên một tên lửa đẩy Soyuz. Hiện tại luôn có ít nhất một tàu Soyuz trên trạm ISS đóng vai trò như một tàu thoát hiểm cho các nhà du hành vũ trụ trên trạm trong trường hợp xảy ra sự cố.
Tàu Soyuz hạ cánh trên vùng thảo nguyên bằng phẳng của Kazakhstan. Tàu vận tải Progress (Tiến bộ) cũng của Nga có thiết kế dựa trên Soyuz.
Lần gần đây nhất, hồi tháng 6, Nga đã phóng thành công tàu vũ trụ Soyuz MS-09 mang theo 3 nhà du hành vũ trụ lên ISS. Trong suốt hơn 100 lần phóng lên quỹ đạo của mình tính đến nay, ngoài 2 phi hành đoàn thiệt mạng trong 5 năm đầu tiên, không có thêm một thiệt hại về người nào nữa.
Về thiết kế của tàu vũ trụ Soyuz được khái quát theo một ý tưởng cơ bản là giảm thiểu tối đa khối lượng của con tàu trong mỗi nhiệm vụ. Điều này được thực hiện bằng việc giảm tối thiểu khối lượng của module tiếp đất. Có hai yếu tố thiết kế chủ yếu giúp đạt được điều này:
Để mọi hệ thống không cần thiết cho việc hạ cánh bên ngoài phần tiếp đất, đặt chúng vào một khoang khác. Mỗi gam giảm được theo cách này giúp tiết kiệm thêm không dưới 2 gam khối lượng của cả con tàu, do nó không cần được bảo vệ bởi các lớp cách nhiệt, hỗ trợ bởi các dù hay hãm lại khi tiếp đất.
Thứ 2 là sử dụng một khoang tiếp đất có khả năng thể tích cao nhất có thể. Theo lý thuyết nó sẽ có hình cầu, tuy nhiên khi trở về bầu khí quyển từ khoảng cách của Mặt Trăng yêu cầu khoang này có thể nghiêng đi một chút nhằm tạo ra sự nâng giúp con tàu có thể bay. Điều này là cần thiết để giảm trọng lực tác dụng lên các phi hành gia xuống mức chấp nhận được.
Ý tưởng thiết kế này khiến không gian sinh sống trên tàu được chia ra 2 phần: module tiếp đất và module quỹ đạo. Khoang tàu Apollo được thiết kế bởi NASA có khối lượng 5000 kg và tạo cho các phi hành gia một không gian sinh hoạt khoảng 6 m3.
Một module phục vụ có chức năng cung cấp lực đẩy, điện, radio và các thiết bị khác làm thêm vào ít nhất khoảng 1800 kg khối lượng tổng cộng trong các sứ mệnh bay quanh Mặt Trăng.
Tàu Soyuz với cùng sứ mệnh và cùng số phi hành gia lại cung cấp tới 9 m3 không gian sinh sống bên trong, một nút không khí và một module dịch vụ với khối lượng chỉ bằng một mình khoang Apollo.
Ngoài ra, ý tưởng chia tàu ra thành các phần khác nhau giúp Soyuz có độ thích ứng cao. Với việc thay đổi lượng nhiên liệu trong module phục vụ và các loại thiết bị bên trong khoang quỹ đạo, con tàu có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau.
Chính sự vượt trội trong ý tưởng thiết kế này giúp tàu vũ trụ Soyuz dù ra đời từ rất lâu nhưng hiện vẫn đang được sử dụng thường xuyên trong các sứ mệnh không gian.
Về cấu tạo chung của tàu Soyuz gồm có 3 phần chính: Đây là một module hình cầu nằm ở phần đầu của tàu. Module này giúp tăng thêm sự tiện nghi cho các phi hành gia với việc tăng thêm diện tích sinh hoạt trên quỹ đạo. Ngoài ra nó cũng tăng sự an toàn cho phi hành đoàn khi phân cách họ ra khỏi phần ghép nối ở phía đầu khi tàu gặp gỡ và ghép nối vào trạm.
Trong những sứ mệnh không yêu cầu việc gặp gỡ và ghép nối trong không gian, hệ thống gặp gỡ và nối kết ở phần đầu module này được thay thế bởi các thiết bị khác. Trước khi tàu trở về Trái Đất, module quỹ đạo tách khỏi module tiếp đất và bị đốt cháy hoàn toàn khi đi vào bầu khí quyển.