Công nghệ laser tiết lộ cuộc chiến làm lụi tàn nền văn minh Maya

Mỹ Huyền |

Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một hệ thống công sự cổ xưa, hé lộ cuộc chiến đẫm máu của người Maya trước khi nền văn minh huy hoàng lụi tàn.

Công nghệ laser đã chụp lại những hình ảnh về một bức tường cao hơn 6 m, tháp canh và nhiều bằng chứng khác tại một vùng xa xôi ở phía bắc Guatemala. Tất cả cho thấy xã hội Maya cổ đại đã trải qua một cuộc chiến tranh quy mô lớn trong nhiều năm.

Phát hiện này lật lại quan điểm truyền thống về một nền văn minh thịnh vượng giữa rừng già và sau đó biến mất dưới những tán rừng nhiệt đới.

Công nghệ laser tiết lộ cuộc chiến làm lụi tàn nền văn minh Maya - Ảnh 1.

Cuộc chiến làm tàn lụi nền văn minh Maya khốc liệt hơn chúng ta từng tưởng

Khám phá đáng kinh ngạc nhất là một quần thể pháo đài lớn, gọi là La Cuernavilla. Được xây dựng trên sườn núi dốc giữ thành phố El Zotz và Tikal, địa điểm này được củng cố vững chắc bởi các bức tường cao, hào nước, tháp canh và các khối đá tròn có thể dùng làm ạn.

Nhà khảo cổ Stephen Houston – chuyên gia về văn minh Maya tại Đại học Brown – cho biết: "Đây là hệ thống phòng thủ lớn nhất từng được phát hiện trong khu vực, và có thể là tất cả của châu Mỹ cổ đại". Điều này đáng ngạc nhiên, "vì chúng ta có xu hướng ‘lãng mạn hóa’ chiến tranh Maya như một thứ xảy ra hiển nhiên và chủ yếu vào cuối nền văn minh".

Công nghệ laser tiết lộ cuộc chiến làm lụi tàn nền văn minh Maya - Ảnh 2.

Công nghệ laser làm lộ hệ thống di tích phức tạp ẩn dưới rừng nhiệt đới

Nhưng hệ thống công sự mới này chỉ ra mức độ xung đột cao hơn nhiều và diễn ra trong nhiều thế kỷ. Những người lãnh đạo nền văn minh lo lắng về quốc phòng đến nỗi cảm thấy cần phải đầu tư tất cả vào pháo đài trên cao. Nỗi sợ hãi gần như vẫn hiển hiện rõ ràng trên những tàn tích này.

Đầu năm 2018, một cuộc khảo sát bằng công nghệ laser, hay LiDAR, phát hiện các tàn tích về những khu dân cư Maya cổ bị rừng rậm che giấu phức tạp hơn rất nhiều những gì các chuyên gia từng suy đoán. Các bằng chứng từ LiDAR ngày càng cho thấy nó là một phần "cách mạng" khảo cổ học.

Ngay cả tại Tikal – địa điểm khảo cổ nổi tiến nhất tại Guatemala, bản đồ 3D chỉ ra thành phố này lớn gấp 4 lần so với suy đoán trước đây.

Ngoài ra, còn hai kim tự tháp lớn được xác định chính xác. Bản đồ mới cũng hé lộ hai khu định cư chưa từng được biết đến nằm dọc trên tuyến đường cổ nối La Corona tới Calakmul – thủ đô của vương triều Vua Rắn thuộc Mexico ngày nay.

Công nghệ laser tiết lộ cuộc chiến làm lụi tàn nền văn minh Maya - Ảnh 4.

Bằng chứng hiếm hoi hơn 1500 tuổi về triều đại Vua Rắn của Maya

Nhưng các nhà khoa học nhấn mạnh rằng, LiDAR chỉ tạo bản đồ, họ vẫn phải đào đất, xuyên rừng để là lộ các tàn tích cổ xưa. Và giải mã các chữ tượng hình sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về cuộc chiến vương quyền thực sự trong xã hội Maya.

PACUNAM là dự án chính sử dụng công nghệ laser trong khảo cổ tàn tích Maya. Gia đoạn đầu, dự án đã tạo được bộ dữ liệu khảo cổ lớn chưa từng thấy. 

Trong giai đoạn hai, các chuyên gia hy vọng sẽ lập được bản đồ toàn bộ Khu dự trữ sinh quyển Maya, trải dài từ các khu định cư tiền Colombus đến phía bắc bờ biển Vịnh Mexico.

Các chuyên gia cho rằng, càng điền nhiều khoảng trống lịch sử, chúng ta càng nhận thấy nền văn minh Maya cũng sâu sắc và nhiều biến động mạnh mẽ như các nền văn minh được coi là quan trọng nhất thế giới cổ địa khác.

Nguồn: Nationalgeographic

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại