Bạo lực là cách tồi tệ nhất mà con người sử dụng để giải quyết mâu thuẫn. Một khi nắm đấm được vung ra thì đối phương không chỉ tổn thương về thể chất mà còn cả mặt tinh thần.
Những năm gần đây chúng ta đang chứng kiến việc thế hệ trẻ sử dụng bạo lực ngày một nhiều.
Đôi khi chỉ vì một cái nhìn đểu, hay vài lời nói không vừa ý, các em cũng sẵn sàng dùng tay chân để nói chuyện với nhau.
Nếu ngay từ nhỏ, mỗi đứa trẻ được dạy cũng như nhận thức được hậu quả của bạo lực thì chắc hẳn những vụ việc đau lòng sẽ ít xảy ra hơn.
Bà mẹ trẻ Susan là một trong những người hiểu rõ về điều này. Chính vì vậy khi cậu con trai nhỏ Toby có hành vi hung hăng với bạn cùng chơi, thay vì lơ đi cãi vã của trẻ nhỏ, Susan đã có cách xử lý vô cùng tuyệt vời.
Chuyện là một ngày nọ, Susan đưa Toby ra công viên chơi. Cậu con trai sau đó đã cùng 2 bạn gái chơi nấu ăn bằng xẻng, cát và những chiếc xô nhỏ.
Trong quá trình chơi đùa, những đứa trẻ xảy ra xô xát.
Trong quá trình chơi, những đứa trẻ đã xảy ra mâu thuẫn khi tranh giành đồ chơi với nhau. Vì nóng giận nên Toby đã giật 1 chiếc xô từ tay bạn gái và đập vào đầu cô bé này.
Ngay lập tức, cô bé khóc toáng lên và người lớn phải chạy vào dỗ dành. Trong khi những người khác vỗ về bé gái và bảo: “Không sao, không sao” thì Susan không nói gì, tiến lại con trai, lấy cái xô trên tay và đánh 1 cái vào người con:
“Sao mẹ đánh con?”, Toby khóc mếu máo.
“Con có đau không?”.
“Có ạ!”.
“Nếu con đau thì bạn cũng biết đau như vậy. Sao con có thể đánh bạn của mình chứ, lại còn là bạn gái nữa? Nên nhớ, hôm nay con ỷ mạnh hơn để đánh bạn thì sau ắt cũng có người ỷ mạnh hơn để đánh lại con. Lần sau con còn dám đánh người nữa không?”.
Bé Toby mếu máo lắc đầu. Từ đó về sau, cậu bé không còn dám hung hăng với bạn nữa. Có thể nói, hành động đơn giản của mẹ đã khiến Toby nhận được một bài học để đời. Đôi khi trẻ nhỏ có khuynh hướng sử dụng bạo lực để khẳng định bản thân. Nếu người lớn chúng ta sớm ngăn chặn, cảnh cáo việc này thì trẻ sẽ không còn dám tái phạm.