Con thuyền vừa đi tới, hàng trăm con cá bỗng đồng loạt nhảy lên khỏi mặt nước: Kết quả vớt không xuể!

Hoa Hướng Dương |

Những con cá này là vấn đề khiến những nhà chức trách 'đau đầu' tìm cách giải quyết

Ảnh: Cắt từ video trong bài

Ảnh: Cắt từ video trong bài

Một con thuyền nhẹ nhàng đi tới chân đập và khi một trong hai người trên thuyền đếm ngược '3...2...1' thì hàng trăm con cá bất ngờ đồng loạt nhảy lên khỏi mặt nước. Tại sao lại có hiện tượng này?

Xem video:

Hàng trăm con cá bất ngờ nhảy lên khỏi mặt nước khi con thuyền đi tới gần

Thì ra hai người trên thuyền đã dùng cách kích điện ở con đập Barkley nằm trên con sông Cumberland thuộc tiểu bang Kentucky, Mỹ. Sau khi đàn cá bị kích điện thì những người trên thuyền chỉ việc dùng vợt để vớt lên.

Những con cá bị kích điện chính là cá chép châu Á (tên khoa học là Cyprinus carpio) - một loài cá có tập tính sống thành bầy đàn. Chúng có thể phát triển chiều dài tối đa tới 1,2 mét và cân nặng tối đa 37,3 kg cũng như sống tới 47 năm.

Loài cá ngoại lai khiến người Mỹ 'đau đầu'

Loài cá này du nhập vào nước Mỹ năm 1877 với một sự quảng cáo rùm beng như là 'loài cá tuyệt hảo nhất thế giới' bởi dự án của Rudolf Hessel, một người nuôi cá cho chính quyền Mỹ. Quả thực cá chép đã nhanh chóng thích nghi với môi trường mới.

Thậm chí cá chép còn bị cho là mối đe dọa đối với các loại cá bản địa và không được yêu thích ở cả Mỹ và Úc. Nhiều nơi người ta thậm chí còn phải tiêu diệt cá chép bằng cách bỏ thuốc độc xuống ao hồ rồi sau đó khử độc trước khi thả các loài cá khác thích hợp hơn.

Con thuyền vừa đi tới, hàng trăm con cá bỗng đồng loạt nhảy lên khỏi mặt nước: Kết quả vớt không xuể! - Ảnh 2.

Đàn cá đồng loạt nhảy lên khỏi mặt nước khi bị kích điện. Ảnh: Cục Hoang dã và Cá Mỹ

Những con cá chép tại đập Barkley cũng bị cho là gây hại đến hệ sinh thái nơi đây, trong đó có bốn loại cá chép lớn là:

Chép cỏ (Tên khoa học là Ctenopharyngodon idella), chép đen (Tên khoa học: Mylopharyngodon piceus), chép bạc (Tên khoa học: Hypophthalmichthys molitrix),  và chép đầu to hay còn gọi là cá mè hoa (Tên khoa học: Hypophthalmichthys nobilis)

Những trận lũ lụt lớn những năm 1970 đã khiến cá chép 'bành trướng' tới nhiều con sông, hồ và ao ở Mỹ, đe dọa tới hệ sinh thái dưới nước. Chính vì thế, Cục Hoang dã và Cá Mỹ (viết tắt là FWS) đã phải tiến hành kích điện để bắt hết những con cá chép trong đập.

Ngoài ra một dự án ngăn ngừa cá chép xâm nhập vào đập Barkley được triển khai bởi Công binh Lục quân Mỹ, Cục Cá và Động vật Hoang dã Kentucky. Cụ thể, một hàng rào cá kết hợp giữa giữa sinh học và âm học (Bio-acoustic) - BAFF - sẽ giúp ngăn ngừa đàn cá qua đập!

Xem video:

Biện pháp ngăn ngừa cá chép vào đập ở đập Barkley.

Trước khi lắp đặt hệ thống BAFF (bắt đầu xây dựng vào tháng 7 năm 2019) thì những nhân viên đã tiến hành kích điện để bắt hết đàn cá trong đập. Ước tính dự án này sẽ tiêu tốn tới 7 triệu đô la Mỹ


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại