Hầu hết cha mẹ đều hi vọng con cái có thành tích học tập xuất sắc, trở thành "con nhà người ta". Sau mỗi kỳ thi, các phụ huynh sẽ thường kiểm tra lại bài thi để đánh giá điểm số, đồng thời biết được con đang thiếu xót kiến thức nào.
Tuy nhiên, không phải lúc nào điểm số cũng nói lên năng lực của con trẻ. Trường hợp của cô bé Tông Tông (Trung Quốc) dưới đây là ví dụ điển hình.
Tông Tông hiện là học sinh lớp 1 của trường tiểu học trong địa phương. Cha mẹ rất áp lực chuyện học nên Tông Tông luôn biết ý giữ vững thành tích đầu lớp, để lên cấp 2 có thể chuyển qua trường chuyên trong thành phố.
(Ảnh minh họa)
Mới đây, nhà trường tổ chức cuộc thi đánh giá năng lực cuối kỳ. Cha mẹ Tông Tông cũng hi vọng con gái được 10 điểm nên đã hứa với con gái nếu làm tốt sẽ thưởng cho 1 ngày đi chơi gia đình.
Kết thúc bài thi, Tông Tông chỉ được 9 điểm - đồng nghĩa với việc mất luôn buổi đi chơi với mẹ. Tông Tông khóc nức nở khi trở về nhà, nhưng khi mẹ nhìn bài kiểm tra, lại không cầm nổi nước mắt trước câu trả lời của con gái.
Hóa ra cô giáo yêu cầu học trò nghĩ ra câu chúc dành tặng cha mẹ. Tông Tông đã gạch đi gạch lại đáp án, cuối cùng chốt lại: "Chúc cha mẹ đi sớm về khuya, có sự nghiệp thành công!". Cô giáo cảm thấy bốn từ "đi sớm về khuya" là thừa nên đã xóa đi và trừ 1 điểm trong bài.
Người mẹ không khỏi đau lòng khi thấy 4 chữ này. Hóa ra bấy lâu nay, cô đã dành quá nhiều thời gian cho công việc, bỏ mặc con cái học tập vất vả chỉ để chạy theo ước mong của cha mẹ.
Sau đó, bà mẹ đã ôm Tông Tông vào lòng và hứa sẽ bù đắp cho cô con gái 1 ngày nghỉ đúng nghĩa.
(Ảnh minh họa)
Thực tế, xung quanh chúng ta có rất nhiều phụ huynh như cha mẹ bé Tông Tông. Vì quá bận rộn công việc nên họ không thể đồng hành và giáo dục con cái. Nhưng chính trong thâm tâm cha mẹ, họ cũng cảm thấy bất lực với chuyện học của con mình
Việc thiếu vắng sự đồng hành của cha mẹ ảnh hưởng tiêu cực thế nào đến con trẻ?
1. Trẻ có xu hướng phát triển tính cách cực đoan, bị áp lực tâm lý
Các nghiên cứu đã chứng minh, những đứa trẻ không được hưởng tình thương đủ đầy từ cha mẹ có xu hướng sống khép mình với xã hội, thường trực cảm giác lo âu và vô cùng tự ti trước bạn bè. Bởi từ nhỏ đã không được yêu thương, không có cha mẹ sẵn sàng đứng ra bảo vệ. Cũng chính vì vậy, trẻ chẳng thể dễ dàng thành công trong cuộc sống khi còn vướng bận quá nhiều điều không vui.
2. Phụ huynh phát hiện chậm vấn đề của con
Nên nhớ rằng, giáo viên chỉ quản được những công việc trên lớp, còn ngoài đời và ở nhà là nhiệm vụ của cha mẹ. Nếu phó mặc việc dạy cho nhà trường, không theo sát con thì cha mẹ rất khó phát hiện sớm những tác động tiêu cực trong tâm lý hay khi trẻ bị bắt nạt.
Nguồn: QQ