"Cô hầu gái" : Phim kinh dị Việt đậm chất "Tây"

Pa Dun |

Dù còn nhiều thiếu xót nhưng phải thừa nhận rằng "Cô hầu gái" đã mang đến được một điều rất riêng trong vô vàn phim kinh dị Việt hiện nay.

Bộ phim Cô hầu gái lấy bối cảnh tại khu đồn điền Sa Cát năm 1953, nơi có những cánh rừng cao su bạt ngàn.

Toàn bộ câu chuyện được gói gọn tại ngôi biệt thự rộng lớn nhưng chỉ có đúng 4 người sinh sống là Hàn (Kim Xuân), đầu bếp Ngô (Phi Phụng), người trông coi Châu (Kiến An) và ông chủ là Đại úy Sebastien Laurent (Jean-Michel Richaud).

Trailer chính thức của "Cô hầu gái"

Bộ phim mở đầu bằng cái chết ghê rợn của Sebastian Laurent. Linh lập tức phải đến trình diện ở sở cảnh sát, kể lại toàn bộ những gì mình biết và trông thấy ở Sa Cát trong suốt quãng thời gian làm hầu gái tại đó.

Với phong cách flash-back, dựa theo lời kể một phía nhân vật, "Cô hầu gái" mang tên một cái nhìn khá mới mẻ đối với phim Việt.

Cô hầu gái : Phim kinh dị Việt đậm chất Tây - Ảnh 2.

Một ngày mưa nọ, một cô gái quê mùa mang tên Linh (Nhung Kate) đã lặn lội 40km để tìm tới khu biệt thự để xin làm hầu gái.

Xuất hiện tại khu biệt thư, Linh khiến người ta phải xót thương bởi hình hài tiều tụy cùng đôi chân trần rướm máu. Sự đáng thương của Linh đã khiến người quản gia lạnh lùng rủ lòng thương cho phép ở lại thử việc.

Tất nhiên, quá trình thử việc không thiếu những lời dọa nạt.

Cô hầu gái : Phim kinh dị Việt đậm chất Tây - Ảnh 3.

Trong quá trình thách tại khu biệt thự, Linh được đầu bếp Ngô kể cho nghe về những câu chuyện rùng rợn tại đây. Chuyện về những hồn ma vất vưởng tại đồn điền cao su. Chuyện về oan hồn người đàn bà mang tên Madame Camille - vợ quá cổ của ông chủ đồn điền.

Qua lời kể của bà Ngô, Sebastien có một người vợ tên là Madame Camille. Vì phải giam mình trong biệt thự những tháng ngày dài đằng đẵng nên Camille đã tự tay dìm chết con của mình rồi trầm mình xuống hồ tự vẫn.

Linh còn kể rằng cô thường xuyên nghe thấy tiếng khóc của đứa trẻ, tiếng oán hận của một người đàn bà. Nhưng khu đồn điền ấy không chỉ có hồn ma người đàn bà cô đơn ấy. Linh còn kể về chuyện cô gặp vô số các linh hồn chết oan tại khu đồn điền cao su. Họ oán thán, họ dọa dẫm và họ truy đuổi...

Cô hầu gái : Phim kinh dị Việt đậm chất Tây - Ảnh 4.

Và giữa những nỗi sợ hãi, định mệnh đã xui khiến cho Linh trở thành người chăm sóc cho ông chủ Sebastien bị thương khi bà quản gia Ngô có việc gấp phải trở lại Sài Gòn. Và trong nỗi cô đơn tại khu biệt thự, hai trái tim đồng điệu đã tìm thấy nhau.

Đây được xem là một chi tiết đắt giá của phim nhưng lại hơi "cố" so với kịch bản. Mối tình giữa Linh và Đại úy Sebastien diễn ra khá chóng vánh và chưa tạo ra được sự day dứt cần thiết khi bộ phim hạ màn.

Tuy nhiên, cũng phải khen những chi tiết nên thơ trong cảnh phim hồi tưởng chuyện tình giữa đại úy Sebastien và nữ hầu Linh.

Cô hầu gái : Phim kinh dị Việt đậm chất Tây - Ảnh 5.

Sử dụng cảnh nóng trong phim được xem là con dao 2 lưỡi với bất kỳ bộ phim nào. và với "Cô hầu gái" cũng vậy. Dưới góc nhìn của đạo diễn Derek Nguyễn, cảnh nóng trong "Cô hầu gái" diễn ra khá trần trụi và chân thực.

Có thể khẳng định đây là bộ phim có cảnh nóng "nặng" nhất của phim Việt tính từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, không phải phân cảnh mô tả cảnh nóng nào cũng có hiệu quả đối với "Cô hầu gái". Việc tần suất các cảnh nóng khá nhiều trong một khoảng thời gian ngắn khiến khán giả cảm thấy khá mệt.

Giá như Derek Nguyễn bớt tham lam, chỉ sử dụng cảnh nóng cho đêm ân ái đầu tiên của Linh và Sebastien và đêm cuối cùng thì có lẽ dụng ý của ông sẽ có hiệu quả hơn.

Cô hầu gái : Phim kinh dị Việt đậm chất Tây - Ảnh 6.

Nữ diễn viên Kim Phụng trong vai bà Ngô.

Phải dành một điểm cộng cho phần hình ảnh và âm thanh của "Cô hầu gái". Mở đầu phim, khán giả dùng những góc quay rộng khiến khán giả choáng ngợp với những cảnh rộng, dài, bao lao của đồn diền cao su, nơi chứa đựng biết bao câu chuyện.

Sắc phim cũng thay đổi rõ rệt với màu hơi xanh, mang chút u ám phù hợp với một bộ phim kinh dị nhưng lại không làm khán giả nhức mắt.

Vào trong phim, đạo diễn Derek Nguyễn cũng khiến người ta hồi hộp theo bằng những góc quay xa mờ nhưng có chiều sâu, tạo nên không khí rùng rợn.

Phần âm thanh cũng tạo nên được điểm cộng khi góp mặt mang đến một màn "dọa ma" khá thành công.

Tuy nhiên, nhiều khán giả dễ dàng "tụt" cảm xúc khi bị phần hóa trang có phần vụng về đối với xác sống hay những vong hồn vất vưởng. Thỉnh thoảng nhiều người còn thắc mắc không hiểu đây là phim về zombie xác sống hay vong hồn ma quái.

Bỏ qua những khắt khe về tạo hình, "Cô hầu gái" có một điểm khá mạnh ở dàn diễn viên và một ê-kíp làm phim hiện đại, mới mẻ. Kim Xuân hay Phi Phụng đều là những cái tên kỳ cựu của điện ảnh Việt, dành lời khen cho họ có vẻ hơi khá thừa thãi.

Cô hầu gái : Phim kinh dị Việt đậm chất Tây - Ảnh 7.

Nữ diễn viên Kim Xuân trong vai bà Hàn.

Dù khó tính đến thế nào thì có lẽ "Cô hầu gái" vẫn là một tác phẩm mà Nhung Kate nên tự hào về khả năng diễn xuất của mình. Sau "Đoạn hồn", bạn gái của Johny Trí Nguyễn đã có một tiến bộ vượt bậc trong diễn xuất.

Từ ánh mắt sợ sệt, đáng thương của cô gái quê mùa trong cơn giông đến ánh mắt gợi tình của người đàn bà trong đêm xuân tình chứng tỏ khả năng diễn xuất tự nhiên và tinh tế của Nhung Kate.

Dù chưa thật sự xuất sắc nhưng có lẽ với những gì đang thể hiện, Nhung Kate xứng đáng nhận được những lời khen động viên trong diễn xuất.

Một diễn viên khá phụ nhưng cần đánh giá xứng đáng có lẽ là vai diễn Madeleine ( Rosie Fellner thủ vai) - vị hôn phu Sebastian Laurent.

Cái kết của "Cô hầu gái" là một câu chuyện đáng bàn. Cái kết mà Derek Nguyễn lựa chọn giúp cho "Cô hầu gái" mang gần chất "tây" hơn so với các tác phẩm kinh dị của Việt Nam.

Cô hầu gái : Phim kinh dị Việt đậm chất Tây - Ảnh 8.

Nam diễn viên Kiến An trong vai ông Châu.

Tức là đạo diễn lựa chọn một cái kết mang đậm phong cách phim kinh dị Mỹ thay vì những cái kết mang đậm màu sắc u ám như những bộ phim kinh dị phương Đông.

"Cô hầu gái" sở hữu rất nhiều yếu tố để trở thành một bộ phim chất lượng: kịch bản thú vị, ê kíp làm phim mới mẻ, dàn diễn viên chất lượng...

Tuy nhiên, bộ phim của Derek Nguyễn chưa làm được quá nhiều điều với nhiều tài nguyên như vậy.

Nhưng dẫu sao, "Cô hầu gái" cũng đã mang đến một tác phẩm đúng nghĩa với nhiều khởi sắc,vượt trội về mặt kỹ thuật so với các sản phẩm điện ảnh Việt cùng thời.

Phim khởi chiếu trên toàn quốc từ 16/9.

Nhạc phim "Cô hầu gái" - Yêu thương tận cùng (Miu Lê)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại