King Edward VII không giống với những bệnh viện thông thường khác, nó được biết đến như là “Bệnh viện tư nhân nổi tiếng nhất ở London”. Trong nhiều năm qua, King Edward VII luôn là nơi chăm sóc và chữa bệnh cho một nhóm người rất đặc biệt - những thành viên của gia đình hoàng gia.
Mới đây, Hoàng thân Philip 96 tuổi vừa trải qua một một ca phẫu thuật hông thành công tại bệnh viện. Đây cũng là nơi mà Nữ hoàng đã từng đến để làm phẫu thuật đầu gối và là nơi mà Công nương Kate Middleton đến để kiểm tra thai kỳ, cũng là nơi mà Công chúa Margaret đã qua đời.
Vậy tại sao bệnh viện này lại có được cảm tình đặc biệt của các nhân vật Hoàng gia Anh như vậy?
Bệnh viện bao gồm 56 giường bệnh và luôn tự hào với đội ngũ y tá dồi dào, lúc nào cũng có ít nhất bốn y tá bên cạnh để chăm sóc cho mỗi bệnh nhân, bởi lời hứa luôn “tận tâm, chú ý chăm sóc từng cá nhân” của vua Edward VII. Tại bệnh viện King Edward VII, cảnh sát luôn túc trực canh giữ bên ngoài để bảo đảm an ninh cho bệnh viện.
Đi qua lối vào luôn có sự canh gác của các nhân viên an ninh này, bạn sẽ đặt chân vào "Bệnh viện tư nhân nổi tiếng nhất ở London".
Hoàng thân Philip 96 tuổi luôn nở nụ cười khi rời khỏi bệnh viện.
Bệnh viện King Adward VII được thành lập năm 1899 để điều trị cho những người lính bị thương chiến đấu trong Chiến tranh Boer II. Hơn một thế kỷ sau, nó vẫn phục vụ cho quân đội Anh, họ sẽ được giảm giá 20% điều trị hoặc có thể nộp đơn xin trợ cấp để trang trải toàn bộ chi phí.
Bộ phận đón tiếp được trang bị đặc biệt thông minh. Cửa sổ kính màu và lò sưởi luôn mở mang đến sự thoải mái khi đặt chân đến đây. Các nhân viên luôn ăn mặc lịch sự với áo gi-lê và cà vạt, luôn sẵn sàng để tiếp đón bệnh nhân và khách tham quan.
Bước xuống hàng lang là một là thư viện lưu trữ, nó giống như là căn phòng dành cho một câu lạc bộ riêng tư hơn là một bệnh viện.
Năm 1963, thư viện này là nơi mà cựu Thủ tướng Harold MacMillan đã xin từ chức với Nữ hoàng Elizabeth II.
Bể bơi vật lý triệu của King Adward VII là một trong số ít những bể bơi tại bệnh viện ở London, nhiệt độ nước ở đây có khi lên đến 34°C.
Trở lại với tầng trên, đây là phòng chăm sóc điển hình tại bệnh viện King Edward VII. Bệnh viện tự hào có tỷ lệ bệnh nhân - y tá là 1:4,5, vì vậy bệnh nhân sẽ được chăm sóc “tận tình, chú ý đặc biệt”.
Mỗi phòng máy lạnh đều có người hướng dẫn đi kèm, TV treo tường và dịch vụ phòng chu đáo.
Phòng chờ bệnh viện có vẻ khá nhã nhặn, giống như nhiều bệnh viện khác.
Có lẽ một trong những dịch vụ tuyệt vời nhất của King Adward VII đó là những bữa ăn chất lượng.
Theo bảng kê, thực đơn sẽ bao gồm nhiều loại cá cung cấp chức năng phục hồi, có nguồn gốc từ Devon và Cornwall, cá hồi hun khói Argyle, sò, hến và tôm pandan sang trọng từ phía tây Scotland... Bệnh viện thậm chí còn phục vụ trà chiều cho khách vào lúc 3:15 và buổi tối vào lúc 8:15
Đương nhiên, điều trị ở một bệnh viện sang trọng như thế này thì chi phí mà khách hàng phải trả sẽ không hề rẻ. Theo Financial Times, doanh thu mỗi năm của bệnh viện là 347.000 bảng Anh cho mỗi giường. Đối với 56 giường bệnh, tổng thu gần 19,5 triệu bảng Anh mỗi năm - chưa bao gồm đơn vị chăm sóc đặc biệt.
Năm 2012, bệnh viện King Edward VII đã trở thành tiêu điểm trên khắp các mặt báo và các website tin tức lớn nhỏ trên thế giới, khi nhận được một cuộc điện thoại gọi đến bệnh viện do 2 MC của chương trình giải trí của Australia.
Cả hai đã mạo danh là Nữ hoàng Elizabeth và Thái tử Charles để lấy được thông tin bí mật về sức khỏe của Công nương Kate, người mới nhập viện hôm 3/12/2012 vì ốm nghén quá nặng.
Nội dung cuộc trò chuyện sau đó đã được trích dẫn trong buổi phát sóng có tên Prank Royal (Đùa giỡn với Hoàng gia) và nhận được nhiều quan tâm của dư luận.
Mặc dù mắc sai sót, bệnh viện vẫn duy trì được danh tiếng và Nữ hoàng Anh cũng đã đến thăm bệnh viện vào năm 2013.