Theo SciTech Daily, bản nhạc ma quái do lỗ đen quái vật này tạo ra tạo thành các nốt nhạc ở âm vực và con người không thể nghe được - cách tận 57-58 quãng tám so với nốt Đô giữa (C4, phím Đô thứ tư từ trái qua trên bàn phím piano).
"Chân dung" lỗ đen biết hát - Ảnh: NASA
Để chào mừng "Tuần lễ Lỗ đen" 2022, các nhà khoa học NASA đã quyết định chuyển đổi bản nhạc sang một âm vực nằm trong phạm vi thính giác của con người, sử dụng dữ liệu từ Đài quan sát tia X Chandra.
Để làm nên bản nhạc, các sóng âm được chiết xuất theo các hướng xuyên tâm, tức hướng ra ngoài từ trung tâm, sau đó nâng tông lên thật cao. Kết quả là một bản ghi âm khá rùng rợn, hơn giống tiếng gầm rú của một mãnh thú.
Bản ghi âm cho thấy lỗ đen dường như đang gào thét hơn là hát - Clip: NASA
Khi quan sát bầu trời bằng dải tia X, cụm thiên hà là cụm sáng nhất bởi luôn phát xạ vô tuyến dữ dội.
Nó còn được mệnh danh là "cụm thiên hà biết hát". Năm 2003, một nhóm các nhà thiên văn học do tiến sĩ Andrew Fabian tại Đại học Cambridge (Anh) dẫn đầu đã phát hiện ra một trong những nốt sâu nhất từng được phát hiện, sau 53 giờ quan sát cũng bằng Đài quan sát tia X Chandra.
Hiện tượng tương tự cũng được ghi nhận với cụm Xử Nữ gần đó, với tiếng hát được tạo ra bởi một lỗ đen siêu lớn thậm chí còn lớn hơn trong thiên hà Messier 87.