Clip: Bạch tuộc tự xoáy hộp nhựa đào tẩu đầy đẳng cấp

Nguyên Anh |

Con bạch tuộc bị nhốt kín trong lọ thủy tinh đã xoáy nắp hòng thoát thân... Mọi thứ trở nên thú vị ở những phút cuối.

Clip: Bạch tuộc tự xoáy hộp nhựa đào tẩu đầy đẳng cấp

Bằng nhiều thí nghiệm khác nhau, các nhà khoa học kết luận bạch tuộc là loài không xương sống, thân mềm, trong tất cả các loài sinh vật biển, bạch tuộc được xếp là động vật thông minh nhất, thậm chí đây là loài vật còn "khôn" hơn cả cá heo.

Để kiểm tra khả năng đào tẩu của bạch tuộc, các nhà khoa học đã nhốt con vật trong một chiếc lọ kín xoáy chặt nắp.

Bạch tuộc bắt đầu tháo chạy, nó quằn quại trong chiếc hộp kín, tìm mọi cách để trốn thoát. Sau một hồi loay hoay, nó chợt nhận ra rằng nó phải xoay nắp lọ, bằng những chiếc xúc tu của mình, bạch tuộc đã vặn được nắp của lọ thủy tinh - điều không mấy dễ dàng đối với nhiều người.

Clip: Bạch tuộc tự xoáy hộp nhựa đào tẩu đầy đẳng cấp - Ảnh 2.

Thừa sức có cơ hội trốn ra ngoài, nhưng không hiểu vì lý do gì con vật lại nán lại cuộn tròn trong chiếc lọ thủy tinh.

Dẫu sao , đây cũng là một video thú vị về thế giới động vật!

Nghiên cứu cho thấy bạch tuộc sở hữu một bộ não khá "tiến bộ" trong giới động vật. Não của bạch tuộc có nếp gấp thùy, tương tự như bộ não của loài động vật có xương sống.

Khoảng 350 tế bào thần kinh nằm dọc các xúc tu giúp bạch tuộc phản ứng nhanh nhạy với môi trường kể cả khi bị chặt đứt.

Nhờ có cấu tạo đặc biệt, khả năng liên kết các cơ quan trong não bạch tuộc là rất lớn. Điều này cho phép bạch tuộc sở hữu khả năng ghi nhớ tốt, đồng thời giúp chúng có thể nhớ và thậm chí suy luận ra các lộ trình chúng cần thực hiện.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại