Chuột đá Lào được các nhà khoa học xếp họ hóa thạch cổ, được cho đã tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm.
Năm 1996, thịt của nó được bán tại Thakhek, Khammouan, Lào.
Do có ngoại hình khác với các loài gặm nhấm nên nó được phân vào một họ riêng và tới năm 2006 mới được công nhận còn tồn tại.
Cá vây tay được cho là đã tuyệt chủng từ cuối kỉ Phấn Trắng (khoảng 65 triệu năm trước đây).
Tới năm 1938, nó lại xuất hiện ở vùng bờ Tây biển Nam Mỹ, gần cửa sông Chalumna.
Đây là một trong số những loại cá có quai hàm cổ xưa nhất còn sống tới ngày nay đã được biết tới.
Những miêu tả về loại lợn cỏ Chaco năm 1930 hoàn toàn chỉ dựa vào mẫu hóa thạch, bởi các nhà khoa học cho rằng nó đã tuyệt chủng.
Năm 1975, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một con thuộc giống này tại vùng Chaco, Paraguay.
Tới nay, thống kê loài này có khoảng 3.000 con, là giống lợn cỏ to nhất.
Thằn lằn khổng lồ La Palma 4 tuổi mới được tìm thấy năm 2007 tại quần đảo Canary, Tây Ban Nha sau khoảng 500 năm mất tích.
Theo Đất Việt