Chuyên gia Triều Tiên: AUKUS 'đẩy bãi mìn hạt nhân ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đến gần Trung Quốc'

Hữu Hiển |

Các nước thành viên AUKUS là Mỹ, Anh và Australia đang xem xét bổ sung Nhật Bản làm đối tác của nhóm.

Kang Jin Song - nhà phân tích các vấn đề quốc tế của Triều Tiên đã cảnh báo trong một bài viết được đăng hôm 25/4 bởi hãng thông tấn KCNA (Triều Tiên) rằng, kế hoạch để các quốc gia thành viên Hệp ước AUKUS hợp tác với Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ biến khu vực châu Á - Thái Bình Dương thành một "bãi mìn hạt nhân có thể va chạm và di chuyển".

Chuyên gia Triều Tiên: AUKUS 'đẩy bãi mìn hạt nhân ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đến gần Trung Quốc'- Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu về quan hệ đối tác AUKUS tại California, Mỹ. Ảnh: Getty

Bình luận của ông Kang được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng các nước Mỹ, Anh và Australia đưa ra tuyên bố hồi đầu tháng này rằng họ đang xem xét hợp tác với Nhật Bản về công nghệ quân sự tiên tiến cho AUKUS. Nhóm này cũng đang xem xét bổ sung Hàn Quốc, Canada và New Zealand làm đối tác tiềm năng.

Kang chỉ trích kế hoạch của Washington bổ sung thêm thành viên cho "con tàu đối đầu có tên AUKUS" "nham hiểm" và tuyên bố rằng mục tiêu của nhóm này là "đẩy bãi mìn hạt nhân ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đến gần Trung Quốc hơn".

"Điều này chủ yếu nhằm mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng gấp đôi và gấp ba để thực hiện chiến lược răn đe tổng hợp chống lại Trung Quốc bằng cách tập hợp các công cụ được thiết kế để đạt được quyền lực tối cao hiện có ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo cách có mạng lưới", Kang viết.

Nhà phân tích Triều Tiên kêu gọi "trại hòa bình trong khu vực và phần còn lại của thế giới" cần "nâng cao cảnh giác trước những động thái liều lĩnh của Washington" nhằm "mở rộng phạm vi liên minh không giới hạn, nhắm vào một quốc gia trung tâm".

Theo hãng thông tấn RT (Nga), AUKUS ban đầu được thành lập vào năm 2021 giữa Mỹ, Anh và Australia nhằm mục đích chia sẻ công nghệ. Ba quốc gia khẳng định quan hệ đối tác không phải là một liên minh quân sự chính thức. Theo "Trụ cột 1" trong Hiệp ước AUKUS, Washington và London đã cam kết giúp Canberra có được tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

"Trụ cột 2" của hiệp ước quy định việc chia sẻ công nghệ rộng rãi hơn giữa các thành viên và có thể có sự tham gia của các quốc gia khác.

Vào ngày 8/4, các thành viên AUKUS đã đưa ra một tuyên bố chung, thông báo rằng nhóm đang chính thức xem xét hợp tác với Nhật Bản trong các dự án năng lực tiên tiến của "Trụ cột 2", nhưng cho biết họ sẽ chưa mở rộng tư cách thành viên chính thức cho Tokyo.

Trung Quốc lên án dự án này là nỗ lực xây dựng "phiên bản NATO châu Á-Thái Bình Dương" và cảnh báo rằng AUKUS có thể khởi động một "cuộc chạy đua vũ trang" trong khu vực, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế giải quyết "rủi ro phổ biến vũ khí hạt nhân" do nhóm này tạo ra.

Các quốc gia Nam Á khác cũng chỉ trích hiệp ước này, trong đó Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickermensinghe năm ngoái tuyên bố rằng AUKUS là một "sai lầm chiến lược" và là một "liên minh quân sự" nhằm chống lại Trung Quốc, vốn sẽ chỉ chia cắt châu Á thành các phe đối địch và gây bất ổn cho khu vực.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại