*Nội dung dưới đây trích lược bài viết của Tổng giám đốc Công ty Các công nghệ đám mây mới Dmitri Komissarov:
Không còn nền kinh tế thị trường trong CNTT
Khoảng 10 năm trước, tôi đã tham dự một cuộc họp của chính phủ, trong đó mối đe dọa của sự hiện diện các khả năng không được chứng minh bằng tài liệu, hay còn gọi là chương trình độc hại trong các chương trình mua sắm đã được thảo luận nghiêm túc. Vào thời điểm đó, mối đe dọa này có vẻ đáng ngờ và không ai tin rằng tất cả các nhà cung cấp phần mềm nước ngoài có thể đột nhiên ngừng bán hoặc hỗ trợ các quyết định của họ ở nước Nga.
Những gì dường như là một kịch bản không tưởng ngày nay đã trở thành hiện thực. Chúng ta đã trở nên rất phụ thuộc vào các nhà sản xuất: việc thiếu cập nhật phần mềm có thể gây hại nhiều hơn chương trình độc hại bất kỳ. Lấy ví dụ về Huawei, chúng ta đã chứng kiến cuộc đối đầu trực tiếp giữa nhà nước và doanh nghiệp, khi quyết định của Tổng thống Mỹ thực tế nghiêm cấm các hoạt động của một trong những nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất, đối thủ cạnh tranh thực sự của công ty Cisco (Mỹ).
Theo sau chính phủ Mỹ, các tổ chức thương mại cũng bắt đầu từ chối hợp tác với Huawei. Lúc đầu, Google đưa ra lệnh cấm cá nhân và chặn quyền truy cập của Huawei vào nền tảng Android và tất cả các dịch vụ liên quan. Sau đó, Intel, Qualcomm, Broadcom và Xilinx tuyên bố chấm dứt hợp tác (với Huawei).
Theo Nikkei Asian Review, Công ty Infineon Technologies của châu Âu đang chuẩn bị dừng cấp lô hàng chip cho Huawei. Trên thực tế, việc đưa một công ty cụ thể vào danh sách đen tương tự như là tác động trừng phạt.
Để hiểu quy mô vấn đề, hãy tưởng tượng: Nếu như việc nhập khẩu của nước Nga diễn ra theo cùng một kịch bản thì quyết định của chính phủ chúng ta sẽ không phải giới hạn mua hàng, mà trực tiếp cấm các hoạt động của Microsoft hoặc Cisco tại nước Nga.
Sau khi bị cấm ở Mỹ, Huawei đang mở rộng thị trường sang Nga. Ảnh: VOA
Hộp Pandora đã được mở nhưng không ai biết phải làm gì tiếp theo
Vị thế của Mỹ không phải là ý muốn tức thì mà đã có từ trước. Vào tháng 9/2018, một chiến lược an ninh mạng của Mỹ đã được phê duyệt và theo Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton, Mỹ đảm bảo duy trì lợi thế của mình trong không gian mạng.
Huawei là công ty duy nhất có đầy đủ các thiết bị 5G và có các sản phẩm bày bán trên thị trường thực tế. Mạng thế hệ thứ năm là phương tiện vận chuyển chính cho IoT (mạng lưới thiết bị kết nối Internet) và hiện tại Huawei là nhà độc quyền toàn cầu trên thị trường này.
Rõ ràng, quyết định cấm của Mỹ sẽ làm chậm quá trình chuyển đổi toàn cầu sang mạng 5G ít nhất một năm rưỡi đến hai năm và điều đó hoàn toàn có thể lâu hơn nữa. Nước Nga cũng cần suy nghĩ về những rủi ro này.
Tranh luận về những khả năng không được công khai trên giấy tờ tương tự như tranh luận về sự sống trên Sao Hỏa. Có thể có, có thể không. Không ai đưa ra một câu trả lời chắc chắn. Người Mỹ sẽ thành công trong việc bảo vệ các cấu trúc nhà nước của họ khỏi tác động các công nghệ nước ngoài có khả năng làm gián điệp vì lợi ích của các quốc gia khác? Rất có thể là không, bởi sự buông lỏng phổ cập các giải pháp kiến trúc không an toàn, người Mỹ rơi vào cái bẫy mà chính họ tạo ra.
Theo nghiên cứu của hãng Frost & Sullivan, khối lượng của thị trường vi điện tử toàn cầu năm 2018 là 369 tỷ USD. Bất kỳ hành động bảo hộ nào và quá trình chuyển đổi sang toàn cầu hóa sẽ dẫn đến giảm đáng kể dòng tiền.
Châu Á sẽ thua vì sự từ chối sản xuất, Tây Âu và Hoa Kỳ - vì nhu cầu tái sản xuất và những chi phí này sẽ tốn kém hơn nhiều so với tổn thất có thể có từ việc "chương trình độc hại". Chúng ta có thể nói về hàng chục đáng kể và thậm chí hàng trăm tỷ đô la.
Các nhà công nghệ thông tin khổng lồ sẽ không chỉ buộc phải tăng đáng kể chi phí cho trả lương nhân viên có trình độ chuyên môn, mà còn đầu tư một khoản tiền lớn vào việc xây dựng các nhà máy mới. Ví dụ, mức lương trung bình của một thợ lắp ráp trong một nhà máy ở Trung Quốc là 300-400 USD. Ở châu Âu, đối với cùng một công việc như thế, doanh nghiệp sẽ phải trả ít nhất là gấp đôi.
Xây dựng cơ sở sản xuất mới cũng không rẻ. Ví dụ, để xây dựng nên một nhà máy Intel sẽ mất trung bình từ 6 đến 8 tỷ USD. Và đây chỉ là một công ty Mỹ. Ngày nay, trong số chín nhà máy của Intel chỉ có ba nhà máy ở Mỹ. Hãng Apple chỉ có một nhà máy tại Mỹ, phần sản phẩm còn lại được lắp ráp tại Trung Quốc.
Câu trả lời nào đáng để chờ đợi từ Trung Quốc
Tất nhiên, đối thủ rõ ràng của Huawei là Cisco. Trong cuộc xung đột, có một sự va chạm trực diện về lợi ích của các công ty trong lĩnh vực sản xuất thiết bị viễn thông và các máy chủ. Và lệnh cấm đối với Huawei ở Mỹ khó có thể dẫn đến sự sụp đổ của công ty Trung Quốc - nó sẽ có thể bù đắp cho những tổn thất từ việc đóng cửa thị trường Mỹ ở các nước khác.
Một hoàn cảnh tương tự đã xảy ra với Phòng thí nghiệm Kaspersky của Nga, công ty có các sản phẩm bị cấm ở Mỹ và châu Âu vào năm 2017-2018. Tuy nhiên, dù mất 20% tại thị trường Mỹ nhưng công ty đã tăng gấp đôi chỉ số của mình bằng phần thu từ các thị trường ở Trung Đông và Châu Âu, nơi lệnh cấm đã sớm được dỡ bỏ.
Một số chuyên gia tin rằng Apple sẽ bị tấn công. Nhưng tôi không nghĩ rằng Trung Quốc sẽ quyết định gây một cuộc chiến như vậy. Trước hết, Apple cần cho chính Trung Quốc, đây là khoản tiền khổng lồ đi vào nước này dưới hình thức thanh toán cho sản xuất và đảm bảo việc làm trong các doanh nghiệp. Và thứ hai, Apple làm việc trong một lĩnh vực mà người Trung Quốc chưa phải là đối thủ nguy hiểm.
Rất có thể các lệnh trừng phạt chống lại Boeing sẽ là phản ứng thực sự của Trung Quốc đối với quyết định của chính quyền Tổng thống Trump. Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của công ty này, nhưng đồng thời, họ đã có cả máy bay bay tự chế tạo và một dự án sản xuất máy bay mới với Nga.
Hậu quả cho Nga nói chung là gì?
Rõ ràng, nước Nga là một thị trường rộng lớn và thú vị cho gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc. Các ủy ban liên quan thuộc các cơ quan chính phủ Nga đã nhiều lần thảo luận về khả năng tạo liên doanh với Huawei, thậm chí còn đặt ra vấn đề xây dựng các xí nghiệp sản xuất mới tại Liên bang Nga.
Nhưng trước khi chúng ta nghiêm túc tham gia vào việc thay thế nhập khẩu như vậy, chúng ta cần phải tự hỏi mình một câu hỏi mỹ từ về cuộc sống trên Sao Hỏa và quyết định vị trí: Có vấn đề “chương trình độc hại” nào trong thiết bị của Huawei hay không.
Đó là, tôi muốn hiểu làm thế nào chúng ta có kế hoạch nhận được một sự đảm bảo rằng trong mỗi thiết bị của một nhà cung cấp nước ngoài không có nguy hại tiềm ẩn nào. Theo nghĩa này, Nga và Mỹ có thể trở thành đồng minh.
Một đất nước tầm cỡ như của Nga và với tham vọng của nó sẽ không tồn tại nếu không có công nghệ vi điện tử của riêng mình. Bây giờ bắt đầu kỷ nguyên của IoT, hứa hẹn cho chúng ta nhiều mối đe dọa. Cho đến nay, Nga đã cố gắng giữ cân bằng lực lượng theo nguyên tắc răn đe hạt nhân. Tuy nhiên, ngày mai IoT có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phòng thủ của chúng ta.
Một đội quân máy bay không người lái siêu nhỏ có thể vô hiệu hóa tất cả các hệ thống phân phối của Nga và sau đó sẽ không ai coi trọng ý kiến của chúng ta. Đây là một cuộc chiến trên một mặt trận khác... Tôi chân thành tin rằng người Mỹ và chúng tôi chỉ đơn giản là đi lướt nhau và chúng ta sẽ đi con đường riêng của mình, nhưng có thể chúng ta sẽ không còn đối đầu như hiện nay nữa.
Nhưng viễn cảnh đối đầu với Trung Quốc là hoàn toàn nghiêm trọng và hiện thực. Cuộc đối đầu sẽ nhẹ nhàng hơn, trước hết là kinh tế. Nếu Trung Quốc tấn công chúng ta, họ sẽ làm điều đó rất nhẹ nhàng.