Chuyên gia Mỹ thừa nhận: Hwasong-14 của Triều Tiên đánh lừa hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ?

Khang Minh |

Gần đây Triều tiên đã phóng thử tên lửa được cho là thuộc loại đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-14, gây chấn động cả thế giới.

Theo phân tích mới nhất của truyền thông quân sự Mỹ, Hwasong-14 không chỉ là một vũ khí răn đe chiến lược có thể bắn trúng lãnh thổ Mỹ, mà còn có thể có công nghệ đầu đạn rất hiện đại. Chuyên gia Mỹ cho rằng tên lửa Hwasong-14 có thể vận dụng công nghệ đầu đạn mồi nhử.

Căn cứ vào video và ảnh chính thức cho thấy đầu tên lửa Hwasong-14 được thiết kế rất đặc biệt, thiết kế này chưa từng xuất hiện trên các tên lửa của nước này. Chuyên gia cho rằng, đây có thể là bước tiến công nghệ có tính đe dọa hơn so với tầm bắn của nó.

Theo đó, đầu tên lửa phần đầu của tên lửa có một "áo khoác" đặc biệt, nó không sử dụng chất liệu giống như thân đạn kiên cố. Theo chuyên gia Mỹ việc sử dụng cái áo đặc biệt này thông thường có 2 khả năng.

Chuyên gia Mỹ thừa nhận: Hwasong-14 của Triều Tiên đánh lừa hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ? - Ảnh 1.

Triều Tiên thực hiện phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo.

Một là có thể mang nhiều đầu đạn

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sử dụng nhiều đầu đạn, là một phương thức hiệu quả làm tăng gấp đôi khả năng tấn công nhiều mục tiêu, tăng khả năng năng phá bỏ hệ thống đánh chặn tên lửa.

Một quả tên lửa đạn đạo mang 2 đến 3 đầu đạn thường phải sử dụng 6 quả tên lửa đánh chặn trở lên thực hiện đánh chặn, để bảo đảm tỷ lệ thành công lớn nhất, điều này tạo thành áp lực tài chính và công nghệ lớn cho hệ thống đánh chặn của đối phương.

Tuy nhiên, đa số chuyên gia cho rằng "áo khoác" của tên lửa tên lửa Hwasong-14 không thể mang nhiều đầu đạn, vì nhìn vào kết cấu của tên lửa Hwasong-14 vẫn chưa đạt được đến mức độ công nghệ cao như vậy.

Tất nhiên, trước kia nhiều người cũng không tin năm 2017 Triều Tiên có thể thực hiện phóng thử loại tên lửa này, nhưng thực tế đã chứng minh bước tiến công nghệ tên lửa của nước này nhanh hơn so với sự tưởng tượng của nhiều người.

Hai là mang đầu đạn mồi nhử

Tên lửa Hwasong-14 sử dụng "áo khoác" đặc biệt, còn có khả năng khác đó là mang đầu đạn mồi và điều này cũng rất cần thiết. Trong lịch sử phát triển tên lửa đạn đạo, đặc biệt là tên lửa xuyên lục địa, để đánh bại tất cả các phương thức đánh chặn tên lửa, các nhà phát minh đã nghiên cứu ra đầu đạn mồi.

Loại đầu đạn này khi phóng cùng đầu đạn thật sẽ tách ra ở ngoài tầng khí quyển, thông qua phương thức như thổi phồng, đầu đạn mồi được mô phỏng đặc trưng hồng ngoại, radar và chuyển động của đầu đạn thật.

Do vậy, khi đối phương sử dụng các phương pháp như sử dụng radar để tìm rất khó phát hiện ra nó vì đầu đạn mồi nhìn giống như đầu đạn thật, làm cho việc tác chiến đánh chặn gặp rất nhiều khó khăn và buộc phải phóng nhiều tên lửa để đánh chặn, điều này làm tăng khả năng đột phá của đầu đạn thật.

Một số tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đầu đạn mồi thậm chí còn nhiều hơn là đầu đạn thật. Vì sử dụng phương thức kết cấu thổi phồng, trọng lượng đầu đạn mồi nhẹ, thể tích khi xếp lại nhỏ, khả năng vận chuyển đối với tên lửa đạn đạo không quá ảnh hưởng.

Tuy nhiên, đầu đạn mồi thường chỉ có thể bay ở tầm trung, cũng chính là nó chỉ sử dụng ở ngoài tầng khí quyển.

Tuy hiện này chưa có bất kỳ công bố nào về việc tên lửa này liệu có mang đầu đạn mồi không, nhưng chuyên gia cho rằng, Hwasong-14 mới cho thấy vỏ ngoài phần đầu tương đối lớn và "áo khoác" đặc biệt, vì vậy việc nó mang đầu đạn mồi không phải là không có khả năng.

Giả sử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-14 thực sự mang đầu đạn mồi, như vậy nó có thể mang lại lợi thế cho Triều Tiên trong việc thực hiện đối phó cuộc tấn công của Mỹ.

Bởi lẽ độ khó của việc đánh chặn tên lửa đạn đạo mang đầu đạn mồi rõ ràng sẽ tăng, điều này làm cho Triều Tiên hiện nay dù số lượng tên lửa Hwasong-14 vẫn không nhiều nhưng vẫn đóng vai trò răn đe hát nhân hơn bao giờ hết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại