Trang mạng Trung Quốc toutiao dẫn lời vị chuyên gia Mỹ có tên là David Trapp - cựu chuyên gia về lĩnh vực động cơ turbine, ông cho biết, bất ngờ nhất, loại chiến đấu cơ đủ sức hạ gục F-22 không phải Su-57 (T-50 PAK-FA), mà là Su-35 hoặc MiG-31BM của Nga, vì hai lại chiến đấu cơ này có radar rất mạnh.
Radar mảng pha Irbis-E của Su-35 có thể khoá mục tiêu có mặt phản xạ 0,01m2 ở khoảng cách 90km, hoặc khoá mục tiêu có mặt phản xạ 3m2 ở khoảng cách 350km.
Đối với tiêm kích đánh chặn MiG-31 Foxhound, sự xuất hiện của nó thực sự làm chấn động phương Tây, vì radar mảng pha trên tiêm kích MiG-31BM có thể khoá mục tiêu 0,0001 m2 ở khoảng cách 88km.
Ấn tượng nhất của tiêm kích MiG-31BM là radar của nó nặng 1500kg, có khả năng khoá mục tiêu tàng hình có diện tích phản xạ radar (RCS) 0,0001 m2 ngoài phạm vi 90km. Mặc dù kích thước của RCS trên chiến đấu cơ F-22 vẫn là một bí mật, nhưng các lập luận đều nằm trong phạm vi 0,0001 m2 tới 0,3 m2.
Theo chuyên gia Mỹ, MiG-31 không thể tiến hành giao chiến tầm gần với F-22, nhưng nó có thể mang 10 tên lửa không đối không tầm xa, đây là sát thủ ống đảm bảo khả năng tiêu diệt F-22 của nó. Trên lý thuyết, phi công của Raptor không có cách nào để thoát khỏi cuộc săn đuổi MiG-31.
Tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ.
Do radar của chiến đấu cơ F-22 có thể theo dõi mục tiêu 4 mét vuông ngoài phạm vi 260km, mà diện tích phản xạ của MiG-31BM chỉ khoảng 4 mét vuông. Cho nên điều đầu tiên MiG-31 phải làm là sử dụng tên lửa không đối không R-33 hoặc R-37 tốc độ 6 Mach, chủ động tìm và khoá F-22.
Trong trường hợp tốc độ của F-22 là 1.900km/giờ, còn tốc độ bay của tên lửa trên MiG-31 là 2,58km/giây, radar của MiG-31 có thể khoá F-22 ở khoảng cách 88km, như vậy sau 34 giây tên lửa đầu tiên của MiG-31 sẽ bắn hạ phi công Raptor.
Ngoài, thiết bị tác chiến điện tử L-203 Gardenya (ECM) tiêu chuẩn ở đầu mút cánh, khi cần thiết, MiG-31 có thể sử dụng trạm tác chiến điện tử Sorbitsya gắn ngoài, chắc chắn sẽ xuất hiện các biện pháp kỹ thuật đối phó với tiêm kích tàng hình. Theo một nguyên tắc chung, thiết bị điện tử ở mũi cánh máy bay có thể giảm 1/3 và phạm vi khoá mục tiêu của nó khoảng 43km.
Thiết bị tác chiến điện tử L-203 Gardenya (ECM) tiêu chuẩn ở đầu mút cánh
Trạm tác chiến điện tử Sorbitsya gắn ngoài trên đầu mút cánh của MiG-31
Ngoài ra tên lửa dẫn đường radar chủ động R-37M mà Nga phát triển gần đây và tên lửa K-77M có thể nói là "sát thủ tuyệt đối" của F-22, nó có thể tác chiến độc lập hoàn toàn theo cách thức phóng và quên, không có máy bay nào có thể thoát khỏi những tên lửa này. Tất nhiên, Nga còn có hệ thống tìm hồng ngoại và theo dõi quang điện độc lập.
Tiêm kích MiG-31BM của Nga
Không giống với MiG-31, hệ thống sục sạo bắt bám hồng ngoại của Su-35 có thể khoá F-22 ở khoảng cách 55km đến 100km. Không cần nói Su-35, trên thực tế F-16 và Typhoon từng đánh bay F-22 trong cuộc diễn tập mô phỏng cho thấy sự phát triển của công nghệ radar đủ để tạo thành mối đe doạ của chiến đấu cơ tàng hình.
Đặc biệt, gần đây Trung Quốc tuyên bố đã tiến hành giai đoạn đầu của việc ứng dụng công nghệ radar lượng tử, có thể phát hiện mục tiêu tàng hình như F-22. Đây cũng là một mối đe doạ tiềm tàng đối với chiến đấu cơ thế hệ 5 của Mỹ.
*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Các thông số kỹ thuật về khả năng phát hiện mục tiêu của radar trên Su-35 và MiG-31BM có thể cần phải kiểm chứng thêm.