Trong tất cả những bí ẩn to lớn bên ngoài vũ trụ mà con người chưa thể giải mã được, thì chớp sóng vô tuyến (Fast Radio Bursts - FRB) là bí ẩn khó hiểu nhất đối với các nhà thiên văn học hiện đại.
Sau 18 lần phát hiện được rải rác cách đây 10 năm, thì chớp sóng vô tuyến vẫn đang làm "đau đầu" các nhà khoa học vì chúng là những tín hiệu bùng nổ khó nắm bắt nhất trong vũ trụ: Thời gian nổ chỉ kéo dài vài mili giây nhưng năng lượng của FRB tỏa ra tương đương với năng lượng của 500 triệu Mặt Trời cộng lại!
Chớp sóng vô tuyến (Fast Radio Bursts - FRB) là bí ẩn khó hiểu nhất đối với các nhà thiên văn học hiện đại. Ảnh: Internet.
Tính cho đến năm 2016, các nhà khoa học đã phát hiện tổng 16 lần phát tín hiệu của FRB đến từ cùng một nguồn ở bên ngoài Dải Ngân hà của chúng ta.
Đầu năm 2017, giới thiên văn học tiếp tục ghi được 6 chớp sóng vô tuyến đến từ cùng 1 nguồn khác ngoài không gian, cách Trái Đất khoảng 3 tỷ năm ánh sáng.
Giáo sư, nhà vật lý lý thuyết Avi Loeb, thuộc Trung tâm Vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonia (Mỹ).
Phát hiện này đã khiến các nhà khoa học thuộc trường Đại học Harvard (Mỹ) củng cố thêm nhận định: Chùm năng lượng khổng lồ này chính là bằng chứng về công nghệ tiên tiến của người ngoài hành tinh.
Giáo sư, nhà vật lý lý thuyết Avi Loeb của Trung tâm Vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian (Mỹ) cho biết:
"Khó khăn với chúng tôi là truy tìm ra nguồn gốc thực sự của các chớp sóng vô tuyến năng lượng cực lớn này.
Sau khi phát hiện 16 trong tổng 22 lần phát tín hiệu FBR từ năm 2007 đến từ cùng 1 nguồn, chúng tôi thiên về giả thuyết: Các FBR này là tác phẩm của người ngoài hành tinh."
Việc phát hiện chớp sóng vô tuyến phát ra cùng một nguồn đã khiến các nhà khoa học thiên về giả thuyết của người ngoài hành tinh thay vì cho rằng chúng có nguồn gốc tự nhiên trong vũ trụ.
Năng lượng mà chớp sóng vô tuyến (Fast Radio Bursts - FRB) tương đương với năng lượng của 500 triệu Mặt Trời cộng lại! Ảnh: Sciencealert.
Giải thích trong một bài báo khoa học, giáo sư Avi Loeb cho biết: "Chúng tôi cho rằng, những chớp sóng vô tuyến này là công nghệ hiện đại của một nền văn minh ngoài Trái Đất. Mặc dù nó còn mới mẻ trên Trái Đất, nhưng nó chính là công cụ để khai phá vũ trụ. Các nhà khoa học NASA đã tính toán, nếu chúng ta sở hữu công nghệ này, việc tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa chỉ mất có... 3 ngày!"
Điều này càng khiến cho nhà vật lý lý thuyết Avi Loeb và cộng sự của mình tin vào khả năng các chùm FRB đến từ một hành tinh xa xôi ngoài vũ trụ. Sử dụng các dữ liệu đã thu được về FRB, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng:
"Để phát đi được chùm năng lượng cực mạnh ở khoảng cách vài tỷ năm ánh sáng này thì người ngoài hành tinh đã phải sử dụng một khu vực có kích thước bằng Trái Đất để "gom" được đủ lượng năng lượng siêu mạnh, từ đó mới tạo được các chùm FRB chu du trong vũ trụ, và đến được Trái Đất của chúng ta."
Dyson Sphere là dạng cấu trúc khổng lồ bao bọc các ngôi sao nhằm gặt hái năng lượt phát ra từ chúng. Ảnh: Universe Today.
Và biết đâu, khu vực mà người ngoài hành tinh sử dụng có thể gấp đôi kích thước Trái Đất để đi "săn" sự sống ngoài hành tinh trong vũ trụ giống như cái cách mà con người chúng ta đang khao khát đi tìm.
Đó có thể là một Dyson Sphere chẳng hạn (Dyson Sphere là dạng cấu trúc khổng lồ bao bọc các ngôi sao nhằm gặt hái năng lượt phát ra từ chúng).
Trên hành trình con người Trái Đất đi săn tìm sự sống ngoài hành tinh, thì ở bên ngoài vũ trụ, người ngoài hành tinh đã có những bước tiến công nghệ hiện đại và đang đi săn lại chúng ta.
Nghiên cứu được đăng tải trên Astrophysical Journal Letters.
Nguồn: Sciencealert.com