Chuyện gì xảy ra khi hai con rắn hổ mang cực độc cắn xé lẫn nhau?

Gabe |

Liệu rằng chúng có cùng chết vì độc hay con hổ mang nào lớn hơn thì sẽ sống sót lâu hơn?

Rắn hổ mang và sự đáng sợ từ nọc độc của chúng

Rắn hổ mang, loài sinh vật không chân nổi tiếng bậc nhất thế giới, sở hữu loại độc chết người và là nỗi ám ảnh của nhiều loài động vật khác trong đó có con người.

Chúng đặc biệt nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi chúng sinh sống. Một vết cắn thực sự của hổ mang có thể cướp đi sinh mạng của 20 người trưởng thành. Độc rắn hổ mang sẽ tấn công mạnh vào hệ thần kinh trung ương, khiến nạn nhân mờ mắt, chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn và đặc biệt đau nhức.

Chuyện gì xảy ra khi hai con rắn hổ mang cực độc cắn xé lẫn nhau? - Ảnh 1.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, lượng độc tố trong cú cắn cao, người bị cắn sẽ rơi vào trạng thái hôn mê sâu rồi tử vong nhanh chóng do bị suy hô hấp, suy thận... Đối với những nạn nhân dính phải vết cắn đó, họ sẽ không sống được quá 30 phút.

Chuyện gì xảy ra khi hai con rắn hổ mang cực độc cắn xé lẫn nhau? - Ảnh 2.

Tuy nhiên may mắn cho con người là những trường hợp đó không nhiều. Vết cắn của hổ mang không phải lúc nào cũng mang theo nhiều độc tố, đôi khi còn là những "vết cắn chay". Một cuộc khảo sát ở Thái Lan (đất nước khá nhiều rắn hổ) cho thấy có khoảng 10/35 người chết sau khi bị cắn (tỷ lệ tử vong khoảng 28%).

Trong nọc độc của rắn hổ mang có chứa Oharin, một loại protein gây ra hội chứng di động dưới và đau đớn quá mức ở động vật có vú. Ngoài ra, nó còn chứa Cardiotoxic, thành phần gây suy tim, cytotoxic có tác dụng hủy hoại té bào và nguy hiểm hơn nữa là neurotoxic, chất tấn công và hủy hoại hệ thần kinh.

Nếu 2 con rắn hổ mang cắn xé lẫn nhau thì sao?

Vậy nếu hai con rắn hỏ mang sở hữu nọc độc chết người cắn xé lẫn nhau thì sao? Con nào sẽ là kẻ chiến thắng, sống sót sau cùng?

Chuyện gì xảy ra khi hai con rắn hổ mang cực độc cắn xé lẫn nhau? - Ảnh 3.

Phải chăng con nào to hơn, nhiều nọc độc hơn thì sẽ thắng? Hay sẽ là sự hên xui phụ thuộc vào tỷ lệ độc tố trong mỗi cú cắn của 2 con hổ mang kia?

Sự thật là...

Con nào khỏe hơn, cơ bắp hơn, dai sức hơn sẽ sống sót. Không có bất kỳ con rắn hổ mang nào mất mạng vì nọc độc của 1 đồng loại khác dù cho nọc của chúng có độc đến đâu hay tỷ lệ độc trong mỗi cú cắn có cao đến đâu đi nữa.

Chuyện gì xảy ra khi hai con rắn hổ mang cực độc cắn xé lẫn nhau? - Ảnh 4.

Lý do là bởi, độc rắn cực kỳ nguy hiểm và chủ yếu là độc tố thần kinh, Chúng liên kết với các thụ thể trên cơ, ngăn chặn các xung thần kinh để kích thích co cơ, dẫn đến ngưng thở rồi tử vong chỉ trong thời gian ngắn.

Độc rắn là vũ khí sinh học nguy hiểm bậc nhất trong thế giới tự nhiên. Hầu hết các loài động vật khác đều tử vong trong thời gian ngắn kể từ khi nọc độc xâm nhập vào máu.

Tất cả đều sợ độc rắn hổ mang ngoại trừ chính nó. Bởi lẽ, độc hổ mang sử dụng trên thực tế là 1 loại protein được cấu tạo bởi các amino acid. Nếu chẳng may, chúng bị trúng độc thì hệ thống acid và enzyme sẽ phá vỡ cấu trúc protein đó và khiến chúng vô hại, từ đó giúp rắn có sự kháng độc.

Điều đó khiến cho rắn hổ mang không thể "trúng độc mà chết" từ 1 đồng loại khác. Có 1 loài khác là cày Mangut cũng có cơ chế kháng độc tương đương, kèm theo là thể chất nhanh nhạy nên chúng chính là thiên địch của rắn hổ mang.

Tham khảo nhiều nguồn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại