Chuyện chăm sóc Chúa sơn lâm ở Hà Nội

P.Sơn |

Chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 40 phút đi xe, có một trung tâm đặc biệt đang nuôi dưỡng, chăm sóc hơn 30 cá thể hổ và hàng trăm cá thể động vật hoang dã khác.

Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn (Hà Nội) là một đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT được thành lập cách đây 25 năm, có nhiệm vụ tiếp nhận, cứu hộ và chăm sóc các loài động vật hoang dã. Điều đặc biệt ở trung tâm này đó là có rất nhiều loài thú là... tang vật của các vụ án liên quan đến săn bắt, nuôi nhốt và vận chuyển động vật hoang dã trái phép.

Với khuôn viên chỉ 1 hecta nhưng hiện nay trung tâm đang nuôi nhốt 36 cá thể hổ, con già nhất có mặt ở đây từ năm 2009. Ngoài ra trung tâm còn nuôi nhốt các loài chim, gấu, khỉ, vượn...

Mặc dù có không gian hạn chế nhưng trong suốt những năm hoạt động, trung tâm luôn chăm sóc tốt các con thú, khu vực chuồng trại được thiết kế khoa học đảm bảo mỗi con thú đều có thể vận động tại chỗ.  
 
Riêng đối với hổ thì việc chăm sóc sẽ đặc biệt hơn bởi hai lý do: hổ là động vật quý hiếm, đặc biệt hổ là thú dữ quen sống môi trường hoang dã và rất nhạy cảm, nên mọi thao tác, hành vi của nhân viên chăm sóc đều phải chuẩn chỉ, đúng mực.

Chuyện chăm sóc Chúa sơn lâm ở Hà Nội - Ảnh 1.

Hổ ở trung tâm được ăn 2 bữa/ngày, khẩu phần ăn của hổ thường là thịt gà, thịt lợn, thịt bò sống và xương các loại. Mỗi bữa một con hổ ở đây có thể ăn 5 kg thức ăn.


Chuyện chăm sóc Chúa sơn lâm ở Hà Nội - Ảnh 2.

Ngoài việc chăm sóc về sức khoẻ thì chăm sóc về tinh thần cho hổ cũng rất quan trọng bởi do điều kiện nuôi nhốt nên tâm lý của hổ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Một con hổ trưởng thành ngoài tự nhiên cần một phạm vi sống khoảng 20km vuông. Ở trung tâm các nhân viên luôn cố gắng tạo điều kiện vui chơi tốt nhất, gần gũi với thiên nhiên nhất cho hổ.

Chuyện chăm sóc Chúa sơn lâm ở Hà Nội - Ảnh 3.

Vệ sinh chuồng trại cho hổ là công việc đầu tiên hàng ngày của các nhân viên ở đây. Khi ra vào chuồng hổ các nhân viên phải tuân thủ quy định về khử trùng giày ủng, quy định về cách mở cửa vừa khoa học vừa an toàn. Hệ thống cửa chuồng hổ ở đây được thiết kế bằng ròng rọc, độc lập nhưng nhân viên không được phép mắc bất cứ một sai sót nào.

Chuyện chăm sóc Chúa sơn lâm ở Hà Nội - Ảnh 4.

Ngoài thời gian ăn, ngủ thì hổ cũng rất thích chơi đùa với những con hổ khác. Những lúc như vậy, chúng như những con mèo đang vờn nhau.

Chuyện chăm sóc Chúa sơn lâm ở Hà Nội - Ảnh 5.

Henry - chuyên gia thiết kế chuồng trại và cũng là một người có nhiều kinh nghiệm về chăm sóc động vật hoang dã là người Anh. Henry đã làm việc ở rất nhiều quốc gia nhưng anh đã chọn Việt Nam làm điểm dừng chân cho ước mơ bảo tồn động vật hoang dã của mình.

Chuyện chăm sóc Chúa sơn lâm ở Hà Nội - Ảnh 6.

Ngoài hổ thì các loài khỉ, vượn cũng được nuôi ở đây.

Chuyện chăm sóc Chúa sơn lâm ở Hà Nội - Ảnh 7.

Chị Thuý - nhân viên của trung tâm đang theo dõi một con hổ trong chuồng trước khi mở cửa đưa nó vào khu vực khác để dọn vệ sinh.

Chuyện chăm sóc Chúa sơn lâm ở Hà Nội - Ảnh 8.

Hổ là biểu tượng của sự uy nghiêm, dũng mãnh được nhiều nước tôn thờ. Nhưng đáng tiếc là số lượng hổ hoang dã ở Việt Nam hiện chỉ còn dưới 5 cá thể (theo thống kê của IUCN năm 2015). Hổ ở Việt Nam là hổ Đông Dương, con đực trưởng thành dài 2,55-2,85 m, nặng 150 - 200 kg, hổ cái nhỏ hơn.

Chuyện chăm sóc Chúa sơn lâm ở Hà Nội - Ảnh 9.

Con Dữ - con hổ đặc biệt ở trung tâm với tính cách rất đặc trưng.

Chuyện chăm sóc Chúa sơn lâm ở Hà Nội - Ảnh 10.

Hồng Hoàng cũng là một loài chim vô cùng quý hiếm đang được chăm sóc tại đây. Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc trung tâm cho biết: "Trong năm nay, trung tâm sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng tổ chức thử nghiệm đưa đàn hồng hoàng ở đây về với tự nhiên"...


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại