Cơ duyên lần này tôi may mắn được đo cho Tổng thống Sierra Leone một bộ suit có lẽ bắt đầu hơn chục năm về trước. Đấy là kết quả sau cả quá trình dài luôn nỗ lực phục vụ thật tốt cho khoảng 16 Đại sứ quán nước ngoài ở Việt Nam. Riêng Đại sứ quán Mỹ khoảng 7-8 năm nay đều đặt may suit của Chương tailor. Hàng năm họ đều ký hợp đồng và trở thành khách hàng thân thiết.
Dịp Quốc khánh của các nước, nhiều Đại sứ thường mời tôi tới tham dự. Nhân cơ hội đó, tôi tranh thủ trò chuyện và giới thiệu về sản phẩm của mình với các đối tác là cán bộ lo hậu cần ở phủ Tổng thống hoặc văn phòng chính phủ nước ngoài.
Trước khi phục vụ ông Julius Maada Bio, tôi từng tiếp đón cựu Tổng thống Nam phi, cựu Tổng thống Nigeria và cựu Thủ tướng Ethiopia… trong các dịp họ đến thăm Việt Nam.
Thực ra nhiều vị nguyên thủ nước ngoài rất muốn tìm mua một sản phẩm đặc thù, mang tính thủ công Việt nhiều nhất để giữ làm kỉ niệm. Ở Hà Nội, nổi bật có lẽ gồm lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, đồ thêu ở Hàng Gai, áo dài và suit… Trong ngách đồ nam, tôi nghĩ thương hiệu của mình cũng có chút dấu ấn.
Nhiều đại sứ, quan chức các nước đã tìm tới, đặt may suit của Chương Tailor. Ảnh: NVCC
Tôi làm nghề này đã nhiều năm nhưng thú thực, khi tự tay đo cho Tổng thống một nước thì vẫn rất hồi hộp.
Ông Julius Maada Bio 58 tuổi nhưng rất trẻ và phong độ. Muốn cắt may bộ suit đẹp, đầu tiên phải biết ông có điểm gì chưa hài lòng đối với trang phục mình đang mặc. Lúc đó, vị Tổng thống đã hỏi tôi: Anh xem đồ tôi mặc có chỗ nào chưa đẹp?
Tôi trả lời: Vâng, ngài mặc rất đẹp rồi nhưng vai áo hơi đổ về phía sau và bị nhăn. Theo tôi, nên điều chỉnh chút cho vai căng hơn, tạo dáng đẹp dựa trên kiểu cũ. Quần của ngài có phần mông to nhưng ống lại nhỏ. Tôi sẽ làm lại, cho ống quần rộng thêm ra để cân đối với số đo ở trên vì thân hình của ngài khá cao lớn. Để che khuyết điểm vòng eo, tôi sẽ làm thêm một số chi tiết tạo dáng trẻ trung. Ngài cũng phù hợp hơn với gam màu tối như xanh navy, xanh đen và các bộ màu kẻ để tạo chiều cao, gọn chiều ngang. Chất liệu nên sử dụng loại len lông cừu thấm hút mồ hôi, rất nhẹ và mát…
Sau khi nghe xong, ông Julius Maada Bio tỏ ra rất thích thú. Ông bật cười khen ngợi: "Tay nghề thợ may Việt các anh rất tốt đấy".
Nhân cơ hội này, tôi mang một số mẫu thử của mình đến và giới thiệu với ông về truyền thống may đo của người Việt, tay nghề của những nghệ nhân hàng đầu nước ta và phải qua bao nhiêu công đoạn mới làm ra một bộ suit. Sau khi nghe xong, ông nói thêm: "Tôi cũng đã đi nhiều nơi và may nhiều bộ suit nhưng Việt Nam là nước có tay nghề giỏi hàng đầu. Tính tỉ mỉ và độ tinh xảo của các bạn đã đạt đến mức đẳng cấp".
Mỗi vị nguyên thủ đều để lại cho tôi nhiều ấn tượng khác nhau. Ngoài ông Julius Maada Bio, tôi rất nhớ kỉ niệm khi đo suit cho cựu Tổng thống Nam Phi.
Đó là một người lớn tuổi và ông thường mặc áo dài chùng vì nước họ ít mặc suit. Khi thử bộ đồ của chúng tôi lên người, ông tỏ ra bất ngờ và thích thú. Ngay lúc đó, ông đã ôm chầm lấy tôi, xúc động nói: Thật không thể tin nổi suit của Việt Nam đẹp đến thế. Tay nghề của các anh quá giỏi. Nếu anh sang Nam Phi làm cái này, tôi sẵn sàng giúp anh mở showroom ở Thủ đô.
Dù biết đó chỉ là lời động viên nhưng tôi vẫn sung sướng vì điều đó chứng minh: vị quan chức đứng đầu nước Nam Phi đã thực sự rất mê suit của người Việt.
Tối hôm đó, ông Thabo Mbeki mời tôi đi ăn và tặng một con hươu cao cổ, biểu tượng ở châu Phi được làm bằng gỗ quý. Tôi nghĩ mình chỉ là doanh nhân nhỏ bé nhưng lại vinh dự được đón nhận sự quan tâm đặc biệt như thế là điều vô cùng đáng trân quý.
Tôi từng có cơ hội đi hầu khắp châu Âu, đến đâu cũng ghé vào phố may đo để xem liệu ngành suit thủ công Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới? Sau nhiều lần như thế, tôi thấy hàng Việt Nam đủ sức sánh cùng các nước phương Tây.
Đồ của châu Âu thường đơn giản, dù được may đo với giá thành cao gấp đôi nước ta. Bên họ nhân công cao, mọi thứ đều đắt đỏ.
Suit vốn là Âu phục nên đương nhiên phải học theo phong cách châu Âu. Thế giới bây giờ thật phẳng, chẳng thể nào tồn tại một nhà may có phong cách quá dị biệt.
Cá nhân tôi chỉ mặc được suit của Việt Nam. Có lẽ vì tôi khá kỹ tính nên khi mua những mẫu suit từ các thương hiệu: Gucci, Hermes, Valentino, Louis Vuitton, Prada, Dolce & Gabbana … tôi đều không hợp. Lý do vì vóc người châu Á thường nhỏ hơn, và số đo như tôi cũng không chuẩn như người mẫu nên hàng may sẵn tôi thường mặc vừa eo thì lại bị dài tay hoặc dài áo…
Nhưng tôi rất chịu khó học hỏi từ các hãng thời trang lớn. Trong tủ đồ của tôi gần như luôn có khoảng 10 bộ đương thời của các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới để xem từ kiểu dáng hay chất liệu của họ có điểm gì đặc biệt. Chẳng thương hiệu nào hoàn hảo 100% nên điều quan trọng là phải nghiên cứu và tập hợp hết những gì tinh túy nhất của họ vào sản phẩm mình.
Cái đẹp của mình chính là dựa trên tất cả sự tinh hoa của họ.
Tất cả những bộ suit đấu kẻ tôi đều rất tâm đắc. Đấu kẻ như thợ của chúng tôi làm là kỹ thuật khó nhất, đòi hỏi đấu thẳng tất cả đường kẻ từ trước ra sau, đấu vai với vai, tay với tay, phải nói rằng tay nghề siêu hạng mới làm được. Muốn thử tay nghề người giỏi hay không, đưa bộ đấu kẻ ra là biết ngay.
Tôi cũng rất muốn ngày nào đó, tên thương hiệu của mình xuất hiện ở London, New York. Có lẽ ai cũng muốn như thế. Không phải tiền bạc đâu mà vì nó là niềm tự hào, ghi dấu ấn của người Việt.
Tuy nhiên, quy trình để một nhà may Việt Nam sang nước ngoài mở cửa hàng vẫn còn nhiều vướng mắc. Hiện tại tôi vẫn đang hợp tác, gia công cho họ, chờ đợi đến thời cơ thích hợp sẽ tìm cách đứng ra làm chủ thương hiệu. Chúng tôi đã hợp tác với nhiều cửa hàng lớn ở Nhật, Pháp,… và khách hàng tỏ ra rất hài lòng.
Thực sự không đếm nổi nhưng tôi nghĩ rất nhiều. Tôi có vài căn nhà ở Hà Nội, Sài Gòn và nơi nào cũng có tủ đồ rộng chất đầy suit.
Có vài bộ gần 1 tỷ đồng. Một vài bộ khác khoảng 500-600 triệu. Đó là hàng cao cấp nhất mà chúng tôi sản xuất.
Những bộ giá tỷ đồng là loại được may từ vải lạc đà không bướu hay còn gọi là Vicuña - nguyên liệu hảo hạng nhất thế giới, sợi tơ vô cùng mềm mượt được ví như "sợi vàng của chúa trời". Những con lạc đà được nuôi trên dãy Andes, 2 năm mới cho 200gr lông dệt vải. Trong khi đó, để may được bộ suit tối thiểu cần có 4-8m vải.
Loại 500-600 triệu đồng thường là vải dệt tên riêng bằng sợi vàng 24k. Độ chi tiết của chúng rất kỹ, khuy cúc cũng mạ vàng, từ trong ra ngoài được dệt tên riêng theo một dạng thiết kế rất ấn tượng.
(Cười) thời trang là một cái tổng quan. Dù có làm tinh xảo tới đâu thì đường kim mũi chỉ cũng chỉ chiếm 20-30% tổng giá trị bộ đồ. Phần còn lại là những cái khác như: chất liệu vải, phụ kiện, gu màu sắc, phom dáng, dịch vụ và giá trị cốt lõi tạo nên sự khác biệt…
Mặc dù bán với giá cao nhưng tôi chưa thấy có vị khách nào phàn nàn. Với những bộ suit như vậy, cái chúng tôi bán ra không đơn thuần chỉ là bộ quần áo. Có thể nói, chúng tôi tạo dụng phong cách mang dấu ấn cá nhân, khác biệt, làm cho khách hàng hài lòng và tự hào khi mặc sản phẩm. Và khi mua, họ cũng không chỉ mua một bộ suit mà còn trả tiền cho cả những dịch vụ đi kèm.
Ví dụ, khách đến đây để may một bộ suit dệt tên, chúng tôi sẽ cắt tặng họ bộ suit thật đẹp, vừa vặn nhất với giá bằng khoảng 5-10% đơn hàng. Có nghĩa nếu đơn hàng 500 triệu đồng thì bộ suit tặng khách có giá khoảng 50 triệu đồng.
Khi nhận bộ đồ đó, khách mặc vào thấy vừa vặn, ưng ý nhất rồi thì công nhân mới nhân ra dập bìa. Loại vải họ chọn được đưa lên máy tính thiết kế tên mà khách hàng yêu cầu. Chúng tôi gửi cho khách ký duyệt mọi thứ rồi chuyển sang nhà máy. Sau gần 4 tháng vải dệt xong mới gửi về Việt Nam. Lúc này, người thợ giỏi nhất sẽ kết hợp với máy móc hiện đại để cắt may, khoảng 3-5 ngày sau có thành phẩm và giao tới tận tay khách hàng.
Bộ suit lúc này đã hoàn hảo đến từng chi tiết. Khách nhận về mặc đảm bảo hài lòng, không phải chỉnh sửa bất cứ điều gì vì tất cả công đoạn đều đã làm rất kỹ.
Con số chính xác tôi không nhớ và cũng không thể tiết lộ trừ một số trường hợp được khách hàng đồng ý, vì họ đều là những doanh nhân lớn, nghệ sĩ hoặc chính khách…
Có lẽ vì bây giờ mọi thứ rất dễ trở nên nhạy cảm. Tôi nghĩ có nhiều chuyện nên giữ cho riêng mình sẽ tốt hơn.
Nói dễ thì rất dễ, những khó cũng vô cùng. Nếu nghề đã ngấm vào thành phong cách, con người mình rồi thì dễ lắm. Bởi vì mình cũng yêu thời trang và thích làm đẹp cho người khác nên khi gặp khách, tôi tiếp mà như không. Tôi sống thật với họ. Họ cũng chia sẻ thật với tôi về nhu cầu, thị hiếu.
Tôi nghĩ những năm qua, nhà may Chương Tailor đã giúp tạo ra một phong cách sống, một thương hiệu đẹp để mà nói đến suit rất nhiều người sẽ nghĩ đến chúng tôi. Đó là một sự thành công không phải chỉ nhờ chất lượng, mẫu mã sản phẩm mà còn do dịch vụ tốt.
Từng có vị khách đến đây và nói: tôi đã nghiên cứu các anh suốt 2 tháng. Sau khi xem xét tất cả mọi thứ, họ đặt may 2 bộ suit dệt tên trị giá hơn 1 tỷ và may cho bác lái xe mấy bộ toàn từ 50 triệu đồng trở lên.
Tôi nghĩ mình đã tạo dựng được một thương hiệu khác biệt, đẳng cấp và đam mê. 3 chữ đó cũng gần như xuyên suốt phong cách sống và làm việc của tôi.
Nếu chỉ kiếm tiền để tiêu xài, tôi nghĩ mình đã đủ để dừng lại. Nhưng tôi còn muốn xây dựng một đế chế thương hiệu để truyền lại cho mai sau, làm sao vài trăm năm nữa con cháu tôi vẫn duy trì được chất lượng đấy, thương hiệu và dịch vụ như vậy thì đó là câu chuyện không dễ. Nếu tôi không nghiên cứu toàn diện từ bây giờ, hết đời mình là hết. Như vậy rất đáng tiếc!
Có lẽ vì ảnh hưởng từ bố tôi – một người cũng rất mê chim cảnh. Thuở nhỏ lúc chưa có tiền, mỗi khi tan học tôi thường đi săn các tổ chim đem về nuôi, sau này lớn hơn thì chơi chim thi. Đến khi bận rộn quá, không có thời gian giao lưu với các hội nhóm, tôi chuyển qua chơi chim màu đột biến. Chắc tại tôi mê thời trang nên khi thấy những con chim hót hay, màu sắc bắt mắt thì rất mê.
Tôi chỉ thích những loại chim dân dã như: chào mào, hoàng khuyên, họa mi, chích chòe… Những con đột biến, ví dụ chim hoàng khuyên mắt đỏ, là vì nó bị bệnh. Nếu tôi không nuôi dưỡng, chúng cũng khó có thể tồn tại ngoài tự nhiên vì mắt rất yếu và không thể tự săn mồi.
Mỗi khi rảnh rỗi, tôi thường lên ban công ngồi với ly café và lắng nghe chim hót. Cảm giác lúc đó rất sảng khoái, không thích thú gì hơn. Tôi nghĩ sở thích chơi chim màu cũng là cái níu giữ tôi ở nhà nhiều hơn vì chỉ cần đi đâu đó một lúc là tôi nóng hết ruột gan, lo lắng cho chim chóc.
Có những con chim chết vì già yếu, tôi thậm chí còn bọc chúng lại và cất giữ trong ngăn đá. Có lẽ nhiều người thấy hơi lạ nhưng vì mình nuôi chúng từ nhỏ, gắn bó 7-8 năm nên không nỡ nào rời xa.
Mình làm việc và kiếm tiền cũng là để phục vụ cuộc sống và được sống với đam mê. Tôi không để ý chuyện đó lắm, quan trọng mình vui và hạnh phúc.
Hoàn toàn từ kinh doanh. Cũng có người rủ tôi đầu tư cái này cái nọ nhưng tôi không thích. Tôi là người chắc chắn nên chỉ muốn chú tâm vào cái mình giỏi nhất.
Không hề (cười). So với nhiều người, tôi đã có gì đâu. Tôi chơi chim, cá Koi nhưng thực ra nó không hết quá nhiều tiền như người ta đồn thổi.
Còn nếu ai đó nói tôi giàu có theo kiểu giàu tình nghĩa, bạn bè, giàu về phong cách sống, hoặc là người sống có gu thì tôi rất vui vẻ đón nhận./