Chức sắc phát ngôn thô lỗ: Có nguyên nhân từ sự thiếu tôn trọng... nhân dân

Hồng Chuyên (thực hiện) |

Đó là lý giải của Chuyên gia truyền thông Nguyễn Thanh Sơn quanh hiện tượng tần suất xuất hiện dày đặc trên báo chí những phát ngôn thô lỗ của các chức sắc.

Trước đó, Infonet đăng tải bài viết “Giật mình chức sắc phát ngôn thô tục, khi trả lời báo chí” đã nêu ra hàng loạt những chức sắc, người là Giám đốc một sở ở Hà Nội, người làm Phó Tổng giám đốc công ty Nhà nước, có người là Hiệu trưởng một trường Đại học, thậm chí có người là "Tổng biên tập" một tạp chí khoa học…

Họ là những nhân vật có vị trí trong xã hội nhưng lại có hành xử không xứng một chút nào.

Trao đổi với PV Infonet về hiện tượng “chức sắc phát ngôn thô lỗ”, luật sư Phạm Công Út (Đoàn luật sư Tp HCM) cho rằng, thực tế, việc xử lý ở ta thường mang tính cả nể do "quy trình" xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, thiếu tính mạnh mẽ quyết đoán của người có trách nhiệm cao nhất.

Nhìn từ vụ Formosa, một chức sắc của họ bị mất việc ngay sau khi phát ngôn gây sốc trước cánh báo chí. Nếu là ở ta, sẽ là... nghiêm khắc rút kinh nghiệm hoặc chuyển công tác khác có vị trí tốt hơn sau khi bị dư luận phản ứng gay gắt.

“Tôi vẫn tin rằng, khi nào luật hóa được thuật ngữ buộc từ chức, cách chức, sa thải thì lúc đó những phát ngôn kiểu coi trời bằng vung, coi dư luận như củ khoai sẽ không còn tồn tại nữa”- Luật sư Út bày tỏ.

Để góp cái nhìn từ chuyên gia truyền thông, quan hệ công chúng xung quanh “bệnh phát ngôn thô lỗ” của chức sắc, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với chuyên gia Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc công ty T&A.

Thưa anh, trước sự xuất hiện ngày một dày đặc những "phát ngôn thô lỗ" của người có chức sắc, là người tham gia tập huấn cho quan chức khi giao tiếp với báo chí, anh có suy nghĩ gì?

Tôi nghĩ phần lớn các quan chức Việt Nam đều không “định vị” được hình ảnh của mình. Chúng ta hay nói đến khái niệm “người của công chúng”.

Thực chất, các quan chức Việt Nam mới nên được gọi là “người của công chúng”- công chúng là người gián tiếp trả lương cho họ, và vai trò của họ là người phục vụ công chúng.

Khi trong ý thức “định vị” mình là “quan chức” chứ không phải “công bộc” thì thái độ của họ sẽ phản ánh “định vị” đó. Đó là điều hết sức đáng buồn!

Anh có lý giải thế nào về tần suất xuất hiện những lời nói thô lỗ thế này?

Nguyễn Thanh Sơn là nhà đầu tư, giảng viên, tác giả và chuyên gia truyền thông.

Anh sáng lập Công ty tư vấn truyền thông T&A vào tháng mười một năm 1996 và gây dựng nó trở thành một công ty truyền thông với 60 chuyên gia, đại diện cho hơn 30 thương hiệu của các công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới.

Năm 2008, WPP, tập đoàn truyền thông thương hiệu lớn nhất thế giới đã mua một phần của T&A và đổi thành công ty liên doanh T&A Ogilvy. Anh Sơn hiện giữ chức Tổng Giám đốc của T&A Ogilvy, chủ tịch học viện Truyền thông Thương hiệu Sage và Giám đốc Chương trình Quản trị Kinh doanh MVV (MVV Coaching).

Tôi nghĩ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xuất hiện ngày một dày đặc những phát ngôn khiến dư luận choáng váng thời gian qua.

Có nguyên nhân bắt nguồn từ hệ quả của một nền giáo dục không tập trung giáo dục hành vi văn minh và kỹ năng sống, có nguyên nhân đến từ sự căng thẳng nói chung của xã hội Việt Nam hiện nay, có nguyên nhân đến từ sự thiếu tôn trọng của giới “chức sắc” đối với nhân dân nói chung và giới truyền thông nói riêng, và cũng có nguyên nhân là với sự phát triển của công nghệ, khả năng ghi lại và phổ biến cho mọi người cùng biết những “phát ngôn bất hủ” đó cũng cao hơn.

Việc nói ra những lời "thô lỗ" như vậy khi trả lời báo chí cho thấy vấn đề gì trong quan điểm, nhận thức của người nói ứng xử với công chúng, thưa anh?

Các quan chức thường cảm thấy khó chịu hay thậm chí tức giận khi cho rằng các cơ quan báo chí hay “bới móc” hay “chọc ngoáy” hoạt động của họ hay cơ quan họ.

Đôi lúc, họ cảm thấy phẫn nộ khi thấy góc nhìn tiêu cực của giới truyền thông với một sự kiện hay một vấn đề.

Trong một số chương trình tập huấn cho người phát ngôn của doanh nghiệp và cơ quan chính phủ, tôi nhấn mạnh đến những vấn đề thuộc về bản chất nghề nghiệp của phóng viên như luôn phải nghi ngờ những “thông tin chuẩn bị sẵn”, luôn muốn nhìn nhận sự việc dưới góc nhìn khác nhau, kể cả góc nhìn tiêu cực, luôn phản ánh cái nhìn của người dân và những người bị ảnh hưởng chứ không phải góc nhìn của quan chức…

Bản chất của báo chí là phản ánh “một ý kiến khác” và các quan chức phải tôn trọng quyền phản ánh và chất vấn của công chúng được thực hiện thông qua phóng viên.

Có thể đổ lỗi cho báo chí rằng "phải hỏi thế nào" mới bị trả lời như thế không?

Trong khi các chương trình đào tạo cho người phát ngôn, có một câu nói “vỡ lòng”- câu hỏi là của phóng viên, câu trả lời là của bạn!

Ngay cả khi câu hỏi của phóng viên thể hiện điều gì đó làm bạn không thích, thì điều đó cũng không biện minh cho việc “trả miếng” bằng một câu trả lời thiếu tôn trọng và thiếu văn hóa.

Anh có nhắn nhủ gì với "người trả lời báo chí" và các phóng viên trong câu chuyện này không, thưa anh?

Có một số điều mà một người “trả lời báo chí” cần nắm được.

Thứ nhất, nếu họ là người phát ngôn, thì hãy quên đi “cái tôi” của mình, hãy nhớ anh là đại diện của một tổ chức. Rất nhiều người phát khùng lên với các câu hỏi vì họ coi đó là vấn đề cá nhân của họ.

Thứ hai, luôn đặt mình ở vị trí của những “người bị ảnh hưởng” trong xã hội, vị trí của người dân để có phát ngôn phù hợp.

ách nhiệm của mình là thảo luận để làm rõ góc nhìn của mình với công chúng.

Phần lớn những phóng viên mà tôi đã gặp đều có ứng xử rất tốt với những phát ngôn thô tục của quan chức.

Tôi nghĩ, việc ghi lại và phổ biến những phát ngôn như vậy là cần thiết. Sức mạnh của truyền thông xã hội và dư luận công chúng sẽ tạo áp lực khiến các quan chức Việt Nam có ứng xử văn minh hơn.

Xin cảm ơn anh!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại