Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ: Khởi nghiệp như học võ, phải bái tổ bái sư, học từ chiêu đứng tấn cơ bản, nếu thất bại thì coi là học phí

Ứng Hà Chi |

"Nếu chúng ta tỉnh giác thì học phí thấp, giống như được nhận học bổng, được đặc cách. Còn nếu chúng ta không tỉnh giác thì học phí cao", ông Lê Phước Vũ nhấn mạnh.

Ông Lê Phước Vũ (SN 1963, Bình Định). Sinh ra và lớn lên trong một gia đình khó khăn nên ông vất vả trong thuở đầu khởi nghiệp. Ông làm đủ mọi nghề, đi nhiều nơi để kiếm sống. Tưởng chừng như cuộc đời ông sẽ mãi sống trong cảnh nghèo khó. Tuy nhiên, ông tình cờ chuyển hướng sang kinh doanh với một cơ hội đầy bất ngờ.

Năm 1994, ông Vũ mở cửa hàng bán tôn tại ngã tư An Sương, Quận 12, TP. HCM. Nhờ sự thông minh, sáng tạo, chăm chỉ học hỏi điều mới, biết áp dụng công nghệ nên mô hình kinh doanh của ông ngày càng mở rộng. Ông thành công vượt qua nhiều khủng hoảng, cứu nguy doanh nghiệp, mở thêm các nhà máy, đưa Tập đoàn Hoa Sen chính thức lên sàn chứng khoán với mã HSG.

Chủ tịch Hoa Sen chính thức quy y Tam Bảo vào tháng 7/2020. Sau đó, ông tuyên bố “lên núi ở ẩn” và gần như không xuất hiện trên truyền thông. Hiện 1-2 tháng/lần, ông mới xuống thành phố họp, còn lại trao đổi công việc qua điện thoại. Sự vắng mặt ngắt quãng của ông là để đội ngũ bên dưới tự vận hành. Ông cho biết sau khi xuất gia sẽ không can dự vào hoạt động kinh doanh mà chỉ là lãnh đạo tinh thần của tập đoàn.

Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ: Khởi nghiệp như học võ, phải bái tổ bái sư, học từ chiêu đứng tấn cơ bản, nếu thất bại thì coi là học phí- Ảnh 1.

Ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen.

Trong một lần trả lời phỏng vấn chuyện khởi nghiệp, ông Lê Phước Vũ từng chia sẻ: "Thường thường doanh nhân giống như người học võ, các bạn đang khởi nghiệp cũng bắt đầu học võ. Học võ thì phải bái tổ bái sư, phải tập những chiêu đầu tiên, chiêu căn bản nhất là đứng tấn.

Học võ vài tháng đến một năm ra ngoài chẳng đánh được ai. Cho nên khi nói về trực giác, ở các CEO cũng vậy. Họ ngộ nhận đó là trực giác nhưng thực chất là sự huấn luyện liên tục, một quá trình suy luận liên tục, nhìn nhận vấn đề liên tục, ra quyết định liên tục, sai lầm liên tục và trả giá liên tục".

Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen cho rằng, chính vì thế nên nếu bạn đang thất bại, mất tiền, nợ tiền thì hãy coi đó là học phí, đừng buồn và phải tiếp tục trả học phí. Ông Vũ nhận định đây chính là cách giúp bạn trở thành doanh nhân lớn, doanh nhân thành công.

"Nếu chúng ta tỉnh giác thì học phí thấp, giống như được nhận học bổng, được đặc cách. Còn nếu chúng ta không tỉnh giác thì học phí cao", ông Vũ nhấn mạnh. 

Các doanh nhân nói gì về thất bại trong khởi nghiệp?

Trong khởi nghiệp, chúng ta không thể nhắc đến sự thất bại. Đây cũng là nỗi ám ảnh của nhiều người và không ít người trong số họ đã từ bỏ mục tiêu vì không vượt qua được thất bại. Nắm được tâm lý nhà sáng lập, Shark Phạm Thanh Hưng từng đưa ra lời khuyên: "Đã bắt đầu làm thì đừng nghĩ đến thất bại".

Lời khuyên này khá chí lý. Để bắt đầu làm một việc gì đó, chúng ta cần đầu tư nhiều công sức, thời gian và cả tiền bạc. Vì thế, đừng nghĩ đến thất bại sẽ giúp chúng ta có động lực lớn hơn trong việc chuẩn bị mọi thứ kỹ càng. Cố gắng huẩn bị sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro nhiều nhất.

Câu nói của Shark Hưng không hề sai và đặc biệt trong trường hợp ông là người chậm và chắc. Có thể ông khởi nghiệp ở độ tuổi lớn hơn so với người khác nhưng trong quãng thời gian người khác thử và thất bại, ông đã chuẩn bị cho mình vốn kiến thức và tài chính để tránh rủi ro.

Trái ngược ý kiến của Shark Hưng, Shark Nguyễn Thanh Việt từng chia sẻ: "Đã bắt đầu làm thì phải nghĩ đến thất bại". Nghĩ đến thất bại có thể nhiều người cho rằng đó là suy nghĩ tiêu cực, nản chí, tâm lý tự ti không dám đối mặt. Nhưng đây đồng thời là cơ chế phòng vệ để có đường lui. Trong bất cứ việc gì, nếu không nghĩ đến việc gì sẽ rất khó để tạo ra một phương án dự phòng.

Thiết nghĩ, thất bại không đáng sợ, đáng sợ là chúng ta không có đủ tinh thần để vực dậy bản thân sau đó, cũng như không có vốn mạnh để làm lại từ đầu. Vậy nên, nghĩ đến thất bại không phải là để từ bỏ mà để chúng ta có thể tìm cách thành công với hàng trăm phương án dự phòng cho trường hợp xấu nhất có thể.

Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ: Khởi nghiệp như học võ, phải bái tổ bái sư, học từ chiêu đứng tấn cơ bản, nếu thất bại thì coi là học phí- Ảnh 3.

Shark Nguyễn Thanh Việt.

Như vậy, câu nói của cả 2 Shark đều không sai bởi mỗi người sẽ có tư tưởng, lối suy nghĩ và cách hành động đã sai. Họ là những người thành công thì điều họ nói là đúng nhưng lại sai với mình. Hãy để những câu nói tạo động lực để mỗi chúng ta bắt tay vào thực hiện.

Đừng rập khuôn lối suy nghĩ! Bởi đó là việc bạn đang rập khuôn cả chính bản thân và cuộc sống mình đang có. Định nghĩa về sự thành công là vô cùng vô tận. Mỗi người đều có cho mình một hành trình riêng, có người thành công năm 20 tuổi, 30 tuổi nhưng cũng nhiều người phải đến nửa dốc bên kia cuộc đời mới được hái quả ngọt. Chúng ta không thể lấy hành trình của bất kỳ ai rồi áp vào mình. 

Cũng bàn về thành công và thất bại, sếp Hoàng Nam Tiến – Chủ tịch FPT Telecom chỉ ra một điểm mấu chốt: "Thất bại ở chỗ nào thì đứng lên ở chỗ đó. Nếu sợ thất bại thì bạn đã sợ thất bại rồi. Trong thể thao, người ta chỉ nói về người chiến thắng. Ngay ngày mai, người về nhì sẽ không ai nhớ đến. Nhưng đó là trong thể thao, còn trong cuộc sống thì chúng ta ta về nhì, về ba, về tư, về năm vẫn rất ổn…".

Ông Tiến chia sẻ bản thân đã thất bại nhiều lần, trong đó có việc cá nhân gia đình và cả kinh doanh. Những ngày mới vào FPT, ông đã làm khoảng 10 việc thì chỉ có 5 việc thành công, còn 5 việc là thất bại.

Theo ông Tiến, thành công không có mẫu số chung, học được ở người thành công rất khó. "Người thành công kể chuyện hay, mình nghe xong cảm thấy hào hứng nhưng lại không học được gì. Nhưng học cách tránh thất bại thì học được", Chủ tịch FPT Telecom nhấn mạnh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại