Ngày 23/5, Tướng Mark Milley tiết lộ Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch đưa binh sĩ tới Ukraine để bảo vệ Đại sứ quán Mỹ ở Kiev (Ảnh: AP).
Ông Milley nói kế hoạch này vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị và nhiều thông tin chi tiết vẫn chưa được chốt. Ông cũng nhấn mạnh rằng bất kỳ kế hoạch nào tái triển khai quân đội tới Ukraine sẽ phải được sự phê chuẩn của Tổng thống Joe Biden.
Trước đó, ngày 18/5, Ngoại trưởng Antony Blinken đã thông báo Đại sứ quán Mỹ tại Kiev, thủ đô của Ukraine, đã được mở cửa trở lại cùng ngày. Hiện tại, Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine mới chỉ hoạt động trở lại một số chức năng, chưa rõ cụ thể có bao nhiêu nhà ngoại giao sẽ trở lại thực hiện nhiệm vụ của họ. Ông Blinken cho biết chính phủ Mỹ sẽ thực hiện "các bước bổ sung" để đảm bảo an toàn cho các nhà ngoại giao và rằng Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine và cung cấp viện trợ cho quốc gia này.
Hiện nay có vẻ "biện pháp bổ sung" mà ông Blinken đề cập chính là đưa quân đến Đại sứ quán Mỹ ở Ukraine. Trước đây, chính quyền Biden từng cam kết với Nga sẽ không đưa quân tới Ukraine, nay nếu Mỹ lấy danh nghĩa bảo vệ các nhà ngoại giao để đưa quân đến thì việc Nga liệu có đánh giá sai tình hình hay không là điều khó lường.
Điều đáng nói là, theo một quan chức giấu tên tại Nhà Trắng, binh lực do Mỹ điều động không chỉ là lực lượng an ninh bình thường, mà là lực lượng đặc biệt gồm mấy chục người, thậm chí có thể là lính thủy đánh bộ; động thái này có thể khiến tình hình leo thang.
Hiện nay Mỹ mới chỉ dừng ở viện trợ tiền, vũ khí và giúp huấn luyện cho Quân đội Ukraine.
Ngoài ra, Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine hoàn toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa Nga, một khi Nga phát động tấn công, mấy chục lính đặc nhiệm khó có thể có tác dụng bảo vệ.
Hơn nữa, Mỹ đã triển khai hơn 100.000 quân ở Romania, Ba Lan và các quốc gia khác, con số này dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai. Trong trường hợp Mỹ không vi phạm cam kết "không đưa quân tới", Nga không cần thiết phải tấn công đại sứ quán Mỹ; không loại trừ động thái này của Mỹ có thể che giấu một mục đích khác.
Tình hình hiện tại của cuộc xung đột Nga-Ukraine không tốt cho Ukraine. Sau khi lực lượng quân cố thủ tại Nhà máy thép Azovstal đầu hàng, quân đội Nga đã giành quyền kiểm soát toàn bộ thành phố Mariupol, hiện quân đội Nga đã rút các thiết bị hạng nặng tại chỗ và chuẩn bị chuyển đến triển khai tại các nơi khác.
Bước tiếp theo của quân đội Nga sẽ là tấn công các khu vực khác do Ukraine kiểm soát ở miền Đông Ukraine. Hiện nay, do thắng lợi đã kiểm soát Mariupol, quân đội Nga đã cơ bản phong tỏa được tuyến vận tải đường biển của quân đội Ukraine, đồng thời khai thông tuyến đường bộ giữa khu vực thân Nga ở miền đông Ukraine và Crimea, điều này đã tạo nên điều kiện thuận lợi cho các hành động tiếp theo của quân đội Nga.
Quân đội Ukraine lần lượt gặp bất lợi trên chiến trường, thái độ của ông Zelensky không còn cứng rắn như trước.
Vào ngày 23/5, tại hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, ông Zelensky khi trả lời câu hỏi về vấn đề đàm phán Nga-Ukraine, nói rằng ông sẵn sàng gặp Tổng thống Nga Putin để thảo luận về vấn đề đình chiến.
Ông Zelensky nhấn mạnh rằng không có ông Putin thì mọi quyết định đều không thể thực hiện và cuộc thảo luận về các chi tiết cụ thể của thỏa thuận ngừng bắn cần phải có sự tham gia của ông Putin.
Ông Peskov: nếu quốc gia nào đưa binh sĩ can thiệp vào các hoạt động quân sự của Nga, Nga sẽ đáp trả ngay lập tức khiến những quốc gia định hoặc đã can thiệp sẽ gánh chịu hậu quả nghiêm trọng.
Bất kể ông Zelensky có thêm các điều kiện bổ sung vào đàm phán với Nga hay không, thì Ukraine cũng là bên đầu tiên đưa ra đề nghị đàm phán. Việc Mỹ tuyên bố đưa quân tới Ukraine có thể phủ bóng đen lên triển vọng của các cuộc đàm phán.
Kể từ sau bùng nổ xung đột Nga-Ukraine, Mỹ luôn nhấn mạnh sẽ không trực tiếp đưa quân đến để tránh xảy ra xung đột trực diện với Nga, trong khi quân đội Nga gần đây mới bắt đầu ra tay với các mặt hàng viện trợ quân sự của NATO ở bên trong Ukraine, không có ý đồ làm tổn hại đến quân nhân của các quốc gia khác ngoại trừ quân đội Ukraine.
Việc Mỹ đưa nhân viên quân sự tới Ukraine có thể phá vỡ "thỏa thuận ngầm" giữa hai bên, làm gia tăng khả năng xảy ra xung đột trực tiếp.
Ngay khi bắt đầu "Chiến dịch quân sự đặc biệt", Thư ký Báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov đã truyền đạt lập trường của ông Putin rằng nếu quốc gia nào đưa binh sĩ can thiệp vào các hoạt động quân sự của Nga, Nga sẽ đáp trả ngay lập tức khiến những quốc gia định hoặc đã can thiệp phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng.
Lập trường của phía Nga là rất rõ ràng và đối tượng của cảnh báo cũng rất rõ ràng; việc liệu phía Mỹ có lắng nghe và thay đổi hay điều chỉnh cái gọi là kế hoạch an ninh đại sứ quán hay không hoàn toàn phụ thuộc vào phía Mỹ.
Kể từ khi Nga bắt đầu "Chiến dịch quân sự đặc biệt" chống lại Ukraine, Mỹ đã liên tục nhấn mạnh rằng họ sẽ cung cấp cho Ukraine mọi khoản viện trợ, bao gồm cả vũ khí và tiền bạc, hoặc các sĩ quan Mỹ đào tạo các giảng viên Ukraine ở Ba Lan để họ về nước dạy lại cho các binh sĩ.
Nếu Mỹ triển khai lực lượng đặc biệt tới Ukraine rất có thể làm leo thang tình hình chiến tranh.
Nhưng có một điểm là lính Mỹ sẽ không vào Ukraine để giúp Ukraine chiến đấu. Lập luận này đã được chính ông Joe Biden nhấn mạnh, được Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin khẳng định, và nhiều quan chức cấp cao của Mỹ cũng đang nhấn mạnh nó. Bởi trong mắt người Mỹ, mạng sống của lính Mỹ rất quý giá, tuyệt nhiên không thể chết cho các quốc gia khác, trong đó có Ukraine.
Thế nhưng bây giờ tình hình dường như đã có sự thay đổi. Chúng ta đều biết rằng Đại sứ quán Mỹ ở Kiev đã mở cửa trở lại cách đây vài ngày, và vị trí của đại sứ quán này nằm trong tầm bắn của tên lửa Nga.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga oanh kích Đại sứ quán Mỹ ở Ukraine? Do đó, điều mà Mỹ đang cân nhắc lúc này là cử lực lượng đặc biệt tới Kiev để đảm bảo an toàn cho các nhà ngoại giao Mỹ.
Nếu như thường lệ, Mỹ cử người đi khắp thế giới để bảo vệ các đại sứ quán, thì đó là lực lượng lính thủy đánh bộ. Tuy nhiên, xét về tình hình đặc biệt ở Ukraine thì việc tăng cường lực lượng đặc biệt là cần thiết, trên thực tế, điều này không có nghĩa là lính Mỹ xuất hiện ở Ukraine lần đầu tiên, mà chỉ lần đầu tiên công khai như một kế hoạch.
Trên thực tế, khi các nhà ngoại giao Mỹ ở Ukraine quay trở lại Kiev, họ đã được các thành viên của lực lượng đặc biệt Mỹ bảo vệ. Thực ra, chuyện này đã xảy ra, nhưng bây giờ mới công khai thừa nhận, và cân nhắc việc cử lực lượng đặc biệt trên quy mô lớn trong tương lai.
Nếu như thế, sự việc này chắc chắn sẽ dẫn đến leo thang chiến tranh ở Ukraine. Bởi Nga đã nói nhiều lần, nếu có quốc gia nào thực sự gửi binh lính mặt đất và quân đội đến Ukraine để giúp Ukraine chiến đấu, Nga sẽ không bao giờ bỏ qua. Nếu Mỹ đi đầu trong vấn đề này, nhiều nước sẽ làm theo. Cũng giống như Mỹ đã cung cấp một lượng lớn vũ khí cho Ukraine, các nước NATO khác cũng đã làm theo. Đó là vấn đề được gọi là "đúng đắn về chính trị".
Ở các nước phương Tây, hiện nay ai ủng hộ Ukraine là "đúng đắn về chính trị", ai chống lại Nga cũng là "đúng về mặt chính trị". Vì vậy lúc này Mỹ muốn khơi mào chuyện này, nếu Nga không đáp trả thì bị coi là rùa rụt đầu, các nước NATO khác nhất định sẽ làm theo, điều này sẽ khiến Nga bị động hơn trên chiến trường Ukraine.
Hiện tại, bản thân cuộc chiến của Nga đang diễn ra không tốt, vì vậy nếu đặc nhiệm Mỹ thực sự đến, không cần quan tâm liệu họ có thực sự tham gia vào cuộc chiến Nga-Ukraine hay không, nhưng hiệu ứng làm gương này là không thể chấp nhận đối với Nga, nên nhất định họ sẽ có hành động ngăn chặn, đề phòng các nước khác làm theo. Nếu không, một khi Mỹ biến ý tưởng của họ thành sự thật, Nga không thể phân thân, không thể ngăn chặn.
Một khi quân Mỹ vào Ukraine rất có thể sẽ xảy ra đối đầu trực tiếp với quân đội Nga.
Hiện nay, đối với Nga, có hai tin tốt: thứ nhất họ đã chiếm được Mariupol như ý muốn và buộc toàn bộ tiểu đoàn Azov và quân đội Ukraine ở đây phải đầu hàng, đây là một thắng lợi rất lớn, vì ý nghĩa chiến lược cũng khá lớn.
Tin tốt thứ hai là cái gọi là các biện pháp trừng phạt mà châu Âu áp đặt đối với năng lượng của Nga đã thực sự tác động đến chính châu Âu.
Cuộc phản công cứng rắn bằng đồng rúp của ông Putin đã có tác dụng to lớn, và giờ đây, ngay cả các nước châu Âu, không còn là một khối vững chắc nữa. Ngay cả về việc giúp Ukraine vũ khí, như lời của quan chức EU, đã làm rỗng kho vũ khí trang bị của EU, và nhiều nước dường như phải giật gấu vá vai.
Với việc tình hình chiến tranh Nga-Ukraine đang bế tắc. Trên chiến trường Donbass hiện nay, cuộc tấn công của quân đội Nga vẫn ác liệt, Nga vẫn chiếm được ưu thế nhất định. Trong tình hình này, liệu Mỹ có dám thay đổi, phá vỡ cam kết ban đầu là không tham gia trực tiếp vào cuộc chiến hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn. Dù sao, bị cuốn vào vũng lầy của chiến tranh là điều mà người Mỹ thực sự không muốn.