Trụ Vương hay Đế Tân (tên thật là Tử Thụ) là vị vua cuối cùng của nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc. Theo ghi chép trong sử sách, ban đầu Trụ vương được đánh giá là một vị quân chủ rất trọng nông nghiệp. Thời kỳ trị vì của ông cũng đánh dấu một xã hội cực kỳ phát triển của triều Thương. Sau đó, Trụ Vương đem quân đi chinh phạt khắp nơi mà không màng tới chính sự. Vì nhiều năm chinh phạt và tình hình nội bộ nảy sinh nhiều mâu thuẫn nên nhà Thương cuối cùng bị diệt vong.
Trong tác phẩm Phong thần diễn nghĩa, Trụ Vương từng viếng thăm đền thờ Nữ Oa và xúc phạm nữ thần. Do bị xúc phạm nên Nữ Oa đã ra lệnh cho hồ ly tinh quyến rũ ông. Đát Kỷ họ Tô, là con gái của Tô Hộ. Nàng là người có nhan sắc mê đắm lòng người, thuộc hàng đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc. Trên đường dâng nạp cho Trụ Vương, Đát Kỷ bị hồ ly tinh nhập xác để thực hiện nhiệm vụ của Nữ Oa giao. Dưới ảnh hưởng của Đát Kỷ, Trụ Vương trở nên mê muội, tàn nhẫn và cuối cùng khiến nhà Thương sụp đổ.
Trụ Vương là vị vua cuối cùng của nhà Thương
Kể từ khi có sự xuất hiện của Đát Kỷ, Trụ Vương đắm chìm trong việc hưởng lạc, thờ ơ với việc nước và ngày càng tàn nhẫn với các quan đại thần trung thành.
Một trong số các đại thần bị đối xử tàn nhẫn là Tỷ Can. Ông là chú ruột của Trụ Vương. Tỷ Can giữ chức Thiếu sư (hay Tể tướng) của nhà Thương. Ông được biết đến như một trung thần. luôn can gián nên khiến Trụ Vương mất lòng. Tỷ Can cũng có mâu thuẫn với Đát Kỷ, người vợ được Trụ Vương vô cùng sủng ái.
Theo ghi chép trong lịch sử, một lần, do không thể chịu được những hành vi của Đát Kỷ nên Tỷ Can đã khẳng khái nói trước mặt Trụ Vương rằng, chỉ chăm chăm nghe theo ý kiến của một người đàn bà thì ngày rước họa không còn xa nữa.
Trụ Vương nghe xong rất tức giận nên đã giết chết Tỷ Can bằng cách cho người mổ tim của ông.
Trụ Vương vô cùng sủng ái Đát Kỷ và đáp ứng mọi yêu cầu của mỹ nhân này
Theo Phong thần diễn nghĩa, Tỷ Can biết Đát Kỷ là hồ ly tinh biến hóa thành để mê hoặc Trụ Vương nên ông đã quyết tìm ra hang ổ con cháu hồ ly đốt chết chúng, lột da và sau đó may áo lông. Chiếc áo này ông dâng tặng cho Trụ Vương để dùng qua mùa đông. Bởi vì việc này nên Đát Kỷ rất tức giận và quyết trả thù Tỷ Can.
Đát Kỷ giả bệnh và nói với Trụ Vương rằng chỉ có "thất khiếu linh lung tâm" (Trái tim có 7 cái lỗ quý hiếm) của Tỷ Can thì mới khỏi bệnh. Đồng thời việc xem trái tim của Tỷ Can cũng là một cách để kiểm tra Tỷ Can có phải là bề tôi trung thành hay không. Trái tim là cốt lõi của cơ thể con người và là biểu tượng của lòng trung thành. Nếu trái tim có màu đỏ thì Tỷ Can là một trung thần, còn nếu có màu đen thì chắc chắn là người có động cơ phản trắc.
Tỷ Can bị moi tim sau khi vào cung triệu kiến Trụ Vương.
Trụ Vương bị Đát Kỷ mê hoặc nên cho người triệu Tỷ Can vào cung. Biết chuyến đi lần này lành ít dữ nhiều nhưng nhớ tới bức thư cùng lá bùa hộ mệnh của Khương Tử Nha để lại, nên Tỷ Can đã đốt lá bùa lấy tro trộn với nước đem uống và sau đó mới vào cung.
Tỷ Can lại hết lòng khuyên giải Trụ Vương nhưng không được. Cuối cùng ông bị người của Trụ vương rạch ngực moi tim.
Theo Phong thần diễn nghĩa, điều kỳ lạ là sau khi bị moi tim, Tỷ Can vẫn còn sống. Ông che vết thương, không nói một lời và vội càng cưỡi ngựa để trở về nhà. Tuy nhiên, khi gần về đến nhà và gặp một bà lão bán rau bên đường, Tỷ Can liền chết ngay tại chỗ. Rốt cuộc nguyên nhân vì sao?
Vì sao Tỷ Can lại chết sau khi gặp bà lão bán rau?
Cuộc gặp gỡ và trò chuyện với bà lão bán rau trên đường về phủ đã khiến Tỷ Can mất mạng
Bà lão bán rau bên đường không ngừng rao lớn: "Có ai mua rau vô tâm không?". Thấy làm lạ nên Tỷ Can liền hỏi: "Rau vô tâm là gì?" Bà lão bán rau đáp rằng: "Tôi chỉ là đàn bà nghèo khó đi bán rau vô tâm. Vô tâm đương nhiên là không có tim".
Tỷ Can tò mò lại hỏi: "Rau không có tim sống được sao? Người không tim thì thế nào?"
Bà lão bán rau liền trả lời: "Người không có tim thì sẽ chỉ có một con đường chết".
Tỷ Can nghe xong liền lăn ra chết ngay tại chỗ.
Vì sao Tỷ Can lại chết sau khi nói chuyện với bà lão bán rau?
Bởi vì khi Khương Tử Nha đưa cho Tỷ Can lá bùa hộ mệnh, ông đã để lại một câu. Đó là hãy đốt lá bùa rồi uống trước khi moi tim thì sẽ không chảy máu, đặc biệt là tuyệt đối không được nói chuyện với ai trên đường trở về phủ thì tính mạng có thể giữ.
Rõ ràng sau khi trò chuyện với bà lão bán rau, Tử Can nhận ra không có tim thì chỉ có con đường chết. Tỷ Can bị phân tâm bởi lời nói của bà lão bán rau nên phép thuật tạm giữ tính mạng cho ông không còn hữu hiệu. Tỷ Can tuy là một người tài đức, cương trực, vị quan tận trung của nhà Thương nhưng cuối cùng mất mạng vì lòng tin của ông bị lung lay.
Bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Nguồn: Sohu, 163, Baidu