Chồng tự tay vào bếp nấu cơm cữ đủ dinh dưỡng cho vợ

An Chi |

Đối với bà mẹ trẻ, được chồng chăm sóc, yêu thương là điều khiến chị cảm thấy vô cùng may mắn và hạnh phúc.

Chị Ly (quê ở Lào Cai) vừa sinh em bé được tròn 1 tháng. Do sinh mổ nên đa số những bữa ăn sau sinh đều do ông xã tên Đức phụ trách. Tất cả những món ăn đều do chị lên thực đơn và chồng sẽ là người thực hiện.

"Chồng em bảo tất cả những thứ khác có thể chia đôi nhưng riêng trách nhiệm sinh đẻ này, con trai không bao giờ có thể chia 50/50 với con gái được. Nên mặc dù hôn nhân là dựa trên tình cảm và trách nhiệm, thế nhưng được làm điều gì đó cho vợ con mình là một điều rất ý nghĩa với anh ấy. Mình nghĩ cuộc sống có rất nhiều giá trị khác nhau, nhưng khi lấy chồng rồi mình mới hiểu hoá ra có những giá trị được đổi lấy bằng những thứ không gì đong đếm được", chị Ly trải lòng.

Chị Ly và em bé mới sinh.

Những món ăn ông xã chị Ly nấu trông rất chỉn chu, đầy đủ dinh dưỡng. Món nào cũng hấp dẫn và ngon miệng. Không chỉ nấu cơm, ông xã chị Ly còn đảm nhận việc nhà, chăm sóc vết thương cho vợ sau sinh mổ.

"Mình cảm thấy may mắn và biết ơn những gì anh làm cho mình. Mình tin rằng nếu có một người đàn ông làm được điều đó thì dù cuộc sống như thế nào thì người vợ cũng sẽ không bao giờ bao giờ nói: Vì sinh con ra tôi đã phải chịu đựng đánh đổi bao nhiêu", chị Ly chia sẻ.

Những món ăn ngon trong thực đơn cơm cữ của chị Ly.

Dưới đây là một số lưu ý về thực đơn cơm cữ giúp mẹ nhiều sữa, con khỏe mạnh của chị Ly, các mẹ có thể tham khảo nhé.

Ăn đúng cách giúp mẹ giảm cân

Cách chúng ta ăn rất quan trọng. Khi ăn bữa chính hãy cố gắng điều chỉnh thói quen:

+ Không ăn hoa quả cùng bữa ăn.

+ Không uống nước giải khát.

+ Không ăn những thứ có hàm lượng đường cao. Bởi vì những món đồ này sẽ tăng nhanh quá trình chuyển đổi chất béo. Mình chủ yếu ăn rau và thịt trước đến độ no tầm 8 phần mới ăn tinh bột. Như vậy có thể giảm bớt việc nạp tinh bột quá nhiều.

- Khi ăn hãy ăn chậm một chút, giúp thúc đẩy tiêu hoá, đẩy nhanh kích thích dạ dày.

Nên ăn món gì khi ở cữ?

- Kiểm soát lượng đường, tinh bột tinh chế.

- Giảm bớt đồ ăn, những gia vị có đường. Ví dụ như: tương cà chua, sốt salad, sốt nướng thịt, sốt mè... đều là những thứ hỗn hợp dầu, đường.

- Có thể tham khảo 1 số loại hoa quả ít đường và tốt, ví dụ như: việt quất, táo, dưa chuột, ổi, lê, đào, kiwi, cà chua bi, cam...

- Có thể dùng gạo lứt, bánh mì nguyên cám thay thế tinh bột tinh chế. Không những cảm giác no lâu tăng cao, lại còn không dễ bị mập.

- Ăn nhiều thực phẩm giàu đạm bởi vì sự phát triển của thai nhi cần một lượng lớn chất đạm. Ví dụ như: cá, bò, tôm, trứng, sữa...

- Hạn chế uống nước ép và sinh tố vì hàm lượng đường rất cao.

- Ngoài những thứ trên ra cũng có thể bổ sung thêm protein, vitamin B bằng một số thực phẩm khác ví dụ như: đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu gà, đậu nành, đậu phộng, hạt kê...

- Các loại hạt dinh dưỡng ví dụ như: óc chó, hạnh nhân, hạt điều, hạt bí ngô…

- Caxi, sắt, vitamin B12, DHA cũng cần bổ sung theo tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bổ sung thêm từ các thực phẩm ví dụ như: sữa, rau xanh, hạt mè, đậu nành, ngũ cốc, lúa mạch, rong biển, rau bó xôi.

- Ăn đồ luộc hấp nhiều hơn, hạn chế ăn đồ nướng, chiên nhiều dầu mỡ. Luộc và hấp cũng giữ được chất dinh dưỡng nhiều hơn đồ chiên nướng.\

Nên ăn vào lúc nào là tốt nhất cho mẹ sau sinh?

- Hoa quả nên ăn vào bữa phụ buổi sáng, hoặc bữa phụ buổi chiều, lượng đường cũng dễ dàng bị chuyển hoá. Không nên ăn hoa quả vào buổi tối.

- Không nên ăn bữa tối quá trễ, đặc biệt là sau 8h tối.

- Sáng, trưa, tối, 3 khung giờ ăn chính. Giữa đó điểm 3 bữa phụ ví dụ như: dưa chuột, cà chua bi, trứng, hạt dinh dưỡng...

- Luyện tập nhẹ nhàng các bài tập hàng ngày và đi bộ sau khi ăn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại