Choáng ngợp với kho vũ khí 2.000 tỷ USD mà Quân đội Mỹ sẽ sử dụng để đáp trả Iran

Trà Khánh |

Sức mạnh của Quân đội Mỹ không chỉ dựa trên những người lính hay ngân sách quốc phòng khổng lồ mà nó còn đến từ các mẫu siêu vũ khí mà lực lượng này được trang bị.

Với gần 3 triệu binh sĩ (kể cả quân dự bị), 4.800 căn cứ rải khắp trên bảy lục địa và ngân sách quốc phòng hàng năm hơn 700 tỷ USD, Quân đội Mỹ được coi là lực lượng vũ trang hùng mạnh nhất thế giới. Dưới đây là một số vũ khí tạo nên vị thế cường quốc quân sự số 1 của Mỹ.

"Pháo đài bay" B-52

B-52 Stratofortress là một trong những dòng máy bay ném bom thành công nhất của Không quân Mỹ và phục vụ liên tục kể từ năm 1955 cho tới nay. Có lẽ vì thế mà B-52 gắn liền với hình ảnh sức mạnh quân sự của Mỹ, cũng như là công cụ giúp Washington răn đe mọi kẻ thù.

Chẳng thế mà, khi căng thẳng với Iran leo thang đỉnh điểm sau cái chết của tướng Qasem Soleimani, vũ khí đầu tiên được Mỹ triển khai tới gần Iran là máy bay ném bom B-52, với 6 chiếc được triển khai tới căn cứ không quân Diego Garcia ở Ấn Độ Dương sẵn sàng xuất kích tấn công Iran trong trường hợp xung đột tiếp tục leo thang.

Choáng ngợp với kho vũ khí 2.000 tỷ USD mà Quân đội Mỹ sẽ sử dụng để đáp trả Iran - Ảnh 1.

"Pháo đài bay" B-52H, vũ khí biểu tượng cho sức mạnh quân sự của Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ qua. Ảnh: Không quân Mỹ.

Hiện tại, có khoảng 75 chiếc B-52 có trong biên chế cũng như kho dự trữ chiến lược của Không quân Mỹ, mỗi oanh tạc cơ loại này có thể mang theo 35 tấn bom mìn các loại hoặc 20 tên lửa hành trình khi làm nhiệm vụ.

Máy bay ném bom tàng hình B-2

Giống như B-52, B-2 Spirit cũng được xem là biểu tượng sức mạnh quân sự của nước Mỹ, tuy nhiên nó lại ở một đẳng cấp khác khi đây là máy bay ném bom tàng hình đầu tiên trên thế giới.

Thiết kế đặc biệt của B-2 giúp nó trở thành một trong những vũ khí răn đe hạt nhân đáng sợ nhất của Mỹ và có thể được triển khai ở bất kỳ đâu, từ căn cứ Diego Garcia ở Ấn Độ Dương cho đến Guam ở Thái Bình Dương.

Choáng ngợp với kho vũ khí 2.000 tỷ USD mà Quân đội Mỹ sẽ sử dụng để đáp trả Iran - Ảnh 3.

B-2 Spirit máy bay ném bom tàng hình đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Business Insider.

Trong một cuộc xung đột thông thường, B-2 có thể mang theo hai quả siêu bom GBU-57, loại bom phi hạt nhân lớn nhất có trong kho vũ khí của Mỹ. GBU-57 nặng khoảng 13,6 tấn và dài 9 mét được thiết kế để tấn công các mục tiêu quân sự sâu bên trong lòng đất.

Máy bay ném bom B-1

Với phi đội hơn 60 chiếc, B-1 Lancer là một trong những mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa nguy hiểm nhất của Không quân Mỹ với năng lực triển khai các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Mặc dù, có thiết kế nhỏ hơn B-52 thế nhưng B-1 lại là mẫu máy bay ném bom có thể mang được nhiều bom nhất của Không quân Mỹ - tối đa là 57 tấn (bao gồm cả các giá treo hai bên cánh).

"Ác điểu" tàng hình F-22

F-22 Raptor là dòng tiêm kích tàng hình đầu tiên của Không quân Mỹ cũng là dòng chiến đấu cơ mạnh nhất của lực lượng hiện tại. Sức mạnh của F-22 chủ yếu đến từ các loại vũ khí nó được trang bị và một phần từ công nghệ tàng hình.

Choáng ngợp với kho vũ khí 2.000 tỷ USD mà Quân đội Mỹ sẽ sử dụng để đáp trả Iran - Ảnh 4.

Tiêm kích tàng hình F-22 Ảnh : Reddit.

Với thiết kế tàng hình của mình, F-22 có thể dễ vượt qua hệ thống phòng không của đối phương từ đó tiến hành các hoạt động trinh sát hoặc tấn công vào các mục tiêu có giá trị nằm sâu bên trong lãnh thổ kẻ thù.

Tên lửa dẫn đường và tàu ngầm tấn công

Hải quân Mỹ hiện có hàng chục tàu ngầm tấn công hạt nhân có thể mang theo hàng trăm tên lửa hành trình Tomahawk cho phép tấn công đồng thời các mục tiêu trên biển và trên đất liền.

Theo các thông số kỹ thuật được công khai, một tàu ngầm tấn công hạt nhân Ohio có thể mang theo tối đa 154 tên lửa Tomahawks. Mỗi quả tên lửa này được trang bị đầu đạn nặng 453km và có tầm tác chiến hiệu quả lên đến 1.600km.

Bên cạnh tàu ngầm lớp Ohio, các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia và lớp Los Angeles của Hải quân Hoa Kỳ cũng có thể mang theo Tomahawks nhưng với số lượng ít hơn.

Nhóm tác chiến tàu sân bay

Hiện tại, Hải quân Mỹ có trong biên chế 11 tàu sân bay hạt nhân, trong đó có 10 tàu lớp Nimitz và một tàu lớp Ford.

Tuy nhiên, 11 tàu sân bay của Mỹ không phải lúc nào cũng hoạt động trên biển, và theo thông lệ chỉ có khoảng 4 chiếc trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Choáng ngợp với kho vũ khí 2.000 tỷ USD mà Quân đội Mỹ sẽ sử dụng để đáp trả Iran - Ảnh 5.

Tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70), một trong 10 tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ. Ảnh: defense.gov.

Nhóm tác chiến tàu sân bay được xem là biểu tượng sức mạnh của Hải quân Mỹ trên đại dương, đồng thời cho phép Washington tiến hành mọi cuộc chiến ở bất kỳ đâu.

Tàu khu trục và tuần dương hạm

Hạm đội tàu tuần dương và tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Hải quân Mỹ là thành phần không thể thiếu trong các nhóm tác chiến tàu sân bay, ngoài ra vẫn có thể tác chiến độc lập.

Theo thống kê, Hải quân Mỹ đang có trong biên chế vào khoảng 70 tàu Arleigh Burke và chúng là "xương sống" của toàn bộ hạm đội, mỗi tàu khu trục loại này có thể mang tới 56 tên lửa hành trình Tomahawk để tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển.

Các tàu tuần dương lớp Ticonderoga cũng mang theo tên lửa hành trình, mặc dù với số lượng ít hơn với Arleigh Burke.

Cả hai lớp tàu chiến này đều được Hải quân Mỹ trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất "AEGIS".

Sức mạnh hủy diệt của "pháo đài bay" B-52 khi nhìn từ trên không.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại