Choáng ngợp trước uy lực dàn chiến hạm nội địa của Hải quân Myanmar

Sao Đỏ |

Hải quân Myanmar không phải lực lượng có quy mô hàng đầu Đông Nam Á, tuy nhiên họ lại có bản sắc rất riêng khi tự đóng mới hầu như tất cả mọi chiến hạm trong biên chế.

Choáng ngợp trước uy lực dàn chiến hạm nội địa của Hải quân Myanmar - Ảnh 1.

Hải quân Myanmar mới đây đã tổ chức cuộc diễn tập bắn đạn thật mang tên Sea Shield 2019 diễn ra từ ngày 3 - 18/3/2019 tại khu vực ngoài khơi đảo Coco, với sự tham gia của 1.667 sĩ quan cùng 29 tàu chiến các loại.

Choáng ngợp trước uy lực dàn chiến hạm nội địa của Hải quân Myanmar - Ảnh 2.

Có một điều rất đáng chú ý đó là hầu như mọi chiến hạm hiện đại của Hải quân Myanmar đều do công nghiệp quốc phòng của họ tự chế tạo trong nước, bao gồm cả những khinh hạm tàng hình 3.000 tấn lớp Kyan Sittha.

Choáng ngợp trước uy lực dàn chiến hạm nội địa của Hải quân Myanmar - Ảnh 3.

Tuy nhiên vai trò "soái hạm" của cuộc tập trận Sea Shield 2019 này lại được giao cho tàu hộ vệ tên lửa F11 Aung Zeya với lượng giãn nước 2.500 tấn, đây là một thiết kế cũ hơn nhưng cũng có sức mạnh rất đáng gờm.

Choáng ngợp trước uy lực dàn chiến hạm nội địa của Hải quân Myanmar - Ảnh 4.

Điều đáng nói trên các chiến hạm của Hải quân Myanmar đó là chúng được trang bị khá hiện đại và toàn diện với các hệ thống vũ khí của Trung Quốc, Ấn Độ và Triều Tiên, sự kết hợp nhuần nhuyễn lại với nhau là chưa từng có tiền lệ.

Choáng ngợp trước uy lực dàn chiến hạm nội địa của Hải quân Myanmar - Ảnh 5.

Những khinh hạm tối tân nhất của Hải quân Myanmar, bao gồm chiếc UMS Sinbyushin số hiệu F14 lớp Kyan Sittha và tàu UMS Tabinshwehti số hiệu 773. Chiếc UMS Tabinshwehti được coi là hình mẫu của một tàu hộ vệ 1.000 tấn tàng hình nhưng rất toàn diện.

Choáng ngợp trước uy lực dàn chiến hạm nội địa của Hải quân Myanmar - Ảnh 6.

Tàu hộ vệ UMS Anawratha số hiệu F771 khai hỏa tên lửa hành trình chống hạm cận âm C-802 trong khoa mục thực binh bắn đạn thật, lớp tàu này có lượng giãn nước 1.105 tấn, chiều dài 77 m, tích hợp hệ thống vũ khí - điện tử xuất xứ Trung Quốc, Israel và Nga.

Choáng ngợp trước uy lực dàn chiến hạm nội địa của Hải quân Myanmar - Ảnh 8.

Cặp khinh hạm 3.000 tấn tối tân nhất của Hải quân Myanmar, chiếc UMS Kyan Sittha (F12) và UMS Sinbyushin (F14), Hải quân Myanmar đã lựa chọn phương án tự thiết kế, thi công tàu hộ vệ 3.000 tấn thay vì đi mua như nhiều nước Đông Nam Á khác.

Choáng ngợp trước uy lực dàn chiến hạm nội địa của Hải quân Myanmar - Ảnh 9.

Trong biên chế Hải quân Myanmar còn có cả những tàu tên lửa tấn công nhanh với lượng giãn nước chỉ vài trăm tấn, trong đó lớp FAC-M được đánh giá rất cao với thiết kế tối ưu cho tán xạ sóng radar, đi kèm dàn hỏa lực mạnh mẽ và thiết bị điện tử rất tinh vi.

Choáng ngợp trước uy lực dàn chiến hạm nội địa của Hải quân Myanmar - Ảnh 10.

Nếu nhìn từ xa có lẽ nhiều người sẽ lầm tưởng rằng đây là đội hình tác chiến của một cường quốc hải quân nào đó chứ không phải là Myanmar - một đất nước Đông Nam Á có tiềm lực tài chính còn tương đối hạn chế, hình mẫu phát triển của Hải quân Myanmar rất đáng để nhiều nước khác học tập.

Choáng ngợp trước uy lực dàn chiến hạm nội địa của Hải quân Myanmar - Ảnh 11.

Trong cuộc tập trận Sea Shield 2019, Hải quân Myanmar còn thực hành cả khoa mục chống khủng bố, chống cướp biển, trong ảnh là các trực thăng Mi-8 thả lính đặc nhiệm tiếp cận một tàu đổ bộ được mang ra làm mục tiêu cần đánh chiếm.

Cuộc tập trận liên hợp Sea Shield 2019 của Hải quân Myanmar

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại