Lịch sử
Một chú chó sục Đức.
Phát triển đầu tiên ở Đức từ thế kỷ 19, ban đầu chó sục Đức được nhân giống để trở thành chó chăn cừu. Sau đó những người nông dân cho lai tạo với giống chó Affenpinschers và Miniature Poodles để có kích cỡ nhỏ hơn nhằm thích hợp bắt các loài gặm nhấm.
Năm 1888, Miniature Schnauzer đầu tiên được đăng kí và biết đến rộng rãi vào năm 1899. Được công nhận bởi Câu lạc bộ Kennel Mỹ (AKC) vào năm 1926 và được giới thiệu vào Mỹ 2 năm sau đó với tên gọi Wirehair Pinscher. Năm 1948, giống chó này được đăng kí bởi Câu lạc bộ Kennel Anh.
Đặc điểm ngoại hình
Cơ thể hình vuông với hai lớp lông: lớp lông bên ngoài phủ luôn cả lông mày, chân mõm và lớp lông mềm bên trong. Lông của nó chủ yếu màu đen, bạc đen hoặc màu muối tiêu. Đầu vuông với râu, ria mép và lông mày rậm.
Thân tai hình bầu dục với đỉnh tai hình chữ V, có màu tối, hướng về phía trước. Đuôi ngắn, chân trước thẳng cứng cáp và chân sau ngắn tròn (còn được gọi là chân mèo).
Giống chó Schnauzer trắng Bắc Mỹ
"Bộ râu" đặc trưng của chó sục Đức.
Tuy biến thể màu trắng được FCI chấp nhận nhưng chúng lại không được phép tham gia các chương trình của AKC và CKC (câu lạc bộ Kennel Canada). Màu trắng là chủ đề tranh cãi về nguồn gốc tổ tiên thực sự hay là kết quả chọn lọc giống. Theo như tiêu chuẩn của Đức, thì màu trắng không được chấp nhận.
Đặc điểm tính cách
Theo mô tả của AKC, chó sục Đức là giống chó thân thiện, nhanh nhẹn và thông minh. Chúng khi được huấn luyện sẽ là những vệ sĩ tuyệt vời. Ngoài thiên hướng sủa nhiều hơn là cắn và thường dè chừng với người lạ, chúng tràn đầy năng lượng và thích thực hiện các hoạt động mới mẻ. Chúng có bản năng săn bắt, thường là thú nhỏ như chim, rắn và gặm nhấm.
Chăm sóc bộ lông
Ngoài bộ lông trên thân, tất cả chó sục Đức đều có bộ râu quanh mõm và chúng cũng cần được chải chuốt hay cắt tỉa trước khi trở nên thô cứng.
Tình trạng sức khỏe
Theo Câu lạc bộ Kenel Anh, Schnauzers sống khoảng 12 – 15 năm. Tuy khỏe mạnh, nhưng đôi khi chúng gặp các vấn đề về tụy, bàng quang, tiểu đường và mắt. Vì vậy bạn hạn chế chất béo trong thức ăn của chúng để phòng tránh những căn bệnh này.
Ngoài ra, nên được kiểm tra ít nhất mỗi năm một lần để tránh nhiễm trùng tai. Đôi khi chúng có thể mắc chứng rối loạn chảy máu di truyền Willebrand.
Những điều thú vị về giống chó sục Đức
- Mặc dù được phân loại là giống cho làm việc nhưng AKC và UK Kennel phân nó là giống chó săn.
- Chúng hiếm khi thay lông nhưng đôi khi vẫn có.
- Chó sục Đức đứng thứ 12 trong danh sách những chú chó thông minh nhất.