"Chờ 5 giờ mới được vào đất họ" - Người Trung Quốc có gì sai khi nghĩ Nga quá cảnh giác?

Hoài Giang |

Bài viết của Sohu vừa đánh bay quan điểm sai lầm nếu có của người Trung Quốc với nước láng giềng và giải thích nguyên nhân kỹ thuật của "điểm nghẽn" này.

Điểm nghẽn trên hành trình từ Bắc Kinh tới Moscow

Hàng tuần vào ngày thứ Tư, đoàn tàu quốc tế K3 sẽ bắt đầu khởi hành từ ga đường sắt Bắc Kinh. Nó sẽ mất 6 ngày để đi qua lãnh thổ Mông Cổ và tới ga cuối nằm ở thủ đô Moscow của Nga.

Kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 6/1959, đoàn tàu đã trải qua 60 năm thăng trầm, đi được hơn 40 triệu km.

Tuy nhiên, có một điểm nghẽn trên hành trình của con tàu. Đó là ngay trước khi tàu quốc tế K3 rời khỏi lãnh thổ Trung Quốc, nó sẽ phải ở lại thành phố biên giới Erenhot (Nhị Liên Hạo Đặc) thuộc Khu tự trị Nội Mông Cổ khoảng 5 tiếng.

Chờ 5 giờ mới được vào đất họ - Người Trung Quốc có gì sai khi nghĩ Nga quá cảnh giác? - Ảnh 1.

Hình minh họa.

"Vì sao chúng ta phải dừng lại nhiều giờ?", "Người Nga có cảnh giác trước người Trung Quốc không?" có thể sẽ xuất hiện trong đầu các hành khách.

Tuy nhiên câu trả lời rất đơn giản. 5 tiếng này để dành cho các kỹ thuật viên Trung Quốc tiến hành một điều chỉnh lớn trên tàu.

Cụ thể đoàn tàu sẽ phải đi vào một gara đặc biệt. Tại đây các kỹ thuật viên sẽ phải tháo các điểm nối giữa thân và khung tàu, sau đó một cần cẩu thủy lực sẽ nâng thân xe lên độ cao 1,8 mét.

Tiếp theo các kỹ thuật viên sẽ tiến hành hiệu chỉnh để tàu có thể chạy trên khổ đường ray rộng 1.520 mm của Nga và Mông Cổ từ khổ tiêu chuẩn 1.435 mm của Trung Quốc.

Chờ 5 giờ mới được vào đất họ - Người Trung Quốc có gì sai khi nghĩ Nga quá cảnh giác? - Ảnh 2.

Hình minh họa.

Tại sao đường sắt Trung Quốc không áp dụng khổ rộng?

Hiện tại, khổ đường ray được chia theo khoảng cách trên phạm vi toàn cầu thành 3 loại đó là tiêu chuẩn, rộng và hẹp. Nằm dưới khổ tiêu chuẩn là khổ hẹp và nằm trên là khổ rộng.

Vì sao 1.435 mm lại là mốc để phân chia? Câu chuyện này bắt đầu từ thời La Mã cổ đại khi phương tiện di chuyển chính là xe ngựa.

Người La Mã có những cỗ xe ngựa lớn, bánh xe để lại hai vết sâu trên mặt đất và khoảng cách giữa chúng bằng một cặp song mã - 4 feet và 8,5 inch - kích thước này được quy đổi thành 1.435 mm.

Đường sắt đầu tiên xuất hiện trên thế giới nằm ở Anh. Khi xây dựng đường sắt, những người trực tiếp triển khai cũng đồng thời là người chế tạo xe ngựa và họ đã tính toán rằng có thể sử dụng phương tiện này để kéo hàng hóa trên đường ray.

Và kể từ đó 1.435 mm đã trở thành khổ đường sắt tiêu chuẩn.

Chờ 5 giờ mới được vào đất họ - Người Trung Quốc có gì sai khi nghĩ Nga quá cảnh giác? - Ảnh 3.

Hình minh họa.

Lý do Trung Quốc chọn khổ tiêu chuẩn là gì?

Vào năm 1878, nhà Thanh đã bắt đầu triển khai việc khai thác than ở Đường Sơn, Hà Bắc. Ở thời đại đó việc vận chuyển lượng lớn than đồng nghĩa là phải làm đường sắt.

Một trong những người quản lý dự án đã từng trải nghiệm đường sắt khổ hẹp ở Nhật Bản và cho rằng khổ hẹp có nhược điểm về độ an toàn và tiện nghi, còn khổ rộng dù an toàn và thoải mái hơn nhưng lại tiêu tốn nhiều đất và vật liệu hơn.

Cuối cùng nhà Thanh đã chọn xây dựng đường sắt khổ tiêu chuẩn. Tính đến cuối năm 2022, tổng chiều dài đường sắt khổ tiêu chuẩn của Trung Quốc đã đạt 155.000 km.

Chờ 5 giờ mới được vào đất họ - Người Trung Quốc có gì sai khi nghĩ Nga quá cảnh giác? - Ảnh 4.

Hình minh họa.

Tại sao người Nga lại chọn khổ rộng?

Hiện tại có tới 60% các nước trên thế giới sử dụng khổ tiêu chuẩn và ngoài Trung Quốc có thể kể đến Mỹ, Anh...

Các nước vẫn sử dụng khổ hẹp là Nhật Bản, Việt Nam, Congo, Zambia. Còn các nước sử dụng khổ rộng chủ yếu là Nga, Argentina và Chilê.

Tại sao người Nga lại chọn khổ rộng? Đầu tiên cần bác bỏ quan điểm của nhà Thanh đó là khổ rộng sẽ tốn kém - thực tế chưa chắc đã như vậy và người Nga chọn khổ rộng không phải vì họ giàu có.

Chúng ta đều biết rằng từ thời cổ đại, Châu Âu đã là một điểm nóng chiến tranh. Người Pháp sử dụng khổ tiêu chuẩn và nếu Tây Ban Nha, nước đã bị Pháp tấn công nhiều lần cũng chọn khổ này thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Cuối cùng Tây Ban Nha đã chọn khổ rộng, và người Nga cũng vậy.

Khi Đức Quốc xã xâm lược Liên Xô, đường sắt khổ rộng khiến đà tiến quân của chúng bị chậm lại. Với công nghệ hiện đại, K3 sẽ phải chờ 5 tiếng trước khi rời khỏi Trung Quốc, nhưng trong Thế chiến 2, một đoàn tàu của người Đức sẽ phải mất hơn 48 tiếng.

Và trong chiến tranh, mỗi giây đều quý giá.

Chờ 5 giờ mới được vào đất họ - Người Trung Quốc có gì sai khi nghĩ Nga quá cảnh giác? - Ảnh 6.

Hình minh họa.

Ngoài yếu tố phòng thủ, việc người Nga lựa chọn khổ rộng cũng đem lại nhiều lợi ích.

Nước Nga khá rộng lớn và vào mùa đông, nhiều khu vực bị băng tuyết bao phủ (ví dụ như vùng Viễn Đông).

Nhưng vào mùa hè, đường ray có khả năng bị dịch chuyển do băng tan và điều này làm tăng nguy cơ tàu bị trật bánh.

Khoảng cách giữa hai hàng bánh càng lớn thì độ an toàn tổng thể của đoàn tàu càng cao và người Nga chỉ đơn giản là không có lựa chọn nào tốt hơn đường sắt khổ rộng.

Chờ 5 giờ mới được vào đất họ - Người Trung Quốc có gì sai khi nghĩ Nga quá cảnh giác? - Ảnh 7.

Hình minh họa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại