Chính Triều Tiên đã "giúp" Mỹ hoàn thành mắt xích cuối cùng của hệ thống phòng thủ tên lửa

Đại tá Phan Văn Từ (Nguyên Trưởng phòng công nghệ cao, Viện tên lửa, BQP) |

Ngay từ những giai đoạn mới xuất hiện tên lửa đạn đạo, người Mỹ đã nghiên cứu triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia – NMD.

Mục tiêu của hệ thống này là đánh chặn tên lửa đạn đạo ở mọi giai đoạn bay của nó, kể cả trong không gian ngoài khí quyển.

Địch thủ tiềm năng của Mỹ không ai khác là những đối thủ có khả năng phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa vào đất Mỹ.

Ai cũng biết những nước đó chưa chắc đã phải là Iran hay Triều Tiên như Mỹ nói khi triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa ở châu Âu và Đông Bắc Á. Những nước có khả năng đó là Nga và Trung Quốc.

Chính Triều Tiên đã giúp Mỹ hoàn thành mắt xích cuối cùng của hệ thống phòng thủ tên lửa - Ảnh 1.

Mô phỏng quỹ đạo tên lửa liên lục địa của Iran (đường màu đỏ) và của Nga (đường màu vàng) nhắm tới các mục tiêu tại Mỹ (Ảnh: Breaking Defense).

Ở châu Âu, khi Mỹ lấy cớ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan để chống nguy cơ đe dọa của tên lửa đạn đạo Iran thì Nga phản ứng rất dữ dội và Mỹ đã phải chùn bước. Thực ra, hệ thống phòng thủ ở đông Âu là để chống Nga và bị Nga phản đối, nhưng nó không có tầm quan trọng bằng hệ thống phòng thủ ở Đông Bắc Á nên Mỹ cũng chấp nhận tạm dừng.

Trên bán đảo Triều Tiên, tình hình căng thẳng luôn thường trực khi leo thang lúc chùng xuống. Khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền thì mục tiêu thực chất và lâu dài mà Mỹ theo đuổi là hoàn thiện hệ thống phòng thủ tên lửa liên lục địa.

Còn gì tốt hơn khi có người giúp Mỹ đẩy căng thẳng trên bán đảo lên cao và đối thủ tiềm năng Trung Quốc phải chấp nhận cùng hợp tác để giảm căng thẳng.

Đây là thời cơ rất tốt để ông Trump triển khai THAAD - điều mà người tiền nhiệm dù rất muốn mà không làm được. Trung Quốc phản đối Mỹ rất yếu ớt vì quyền lợi của riêng mình, cũng như đuối lý khi đã cam kết cùng Mỹ bắt ép Triều Tiên. Trung Quốc quay ra giận cá chém thớt – trừng phạt Hàn Quốc. Mỹ có thể dễ dàng triển khai THAAD.

Chính Triều Tiên đã giúp Mỹ hoàn thành mắt xích cuối cùng của hệ thống phòng thủ tên lửa - Ảnh 2.

Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD)

Tại sao THAAD ở Đông Bắc Á lại quan trọng với Mỹ như vậy? Hiện nay Mỹ triển khai hệ thống chống tên lửa đạn đạo cả trong không gian và trên mặt đất. Hệ thống trong không gian đòi hỏi chi phí rất lớn và chưa ai có thể chứng minh được tính hiệu quả của nó nên bắt buộc Mỹ phải hoàn thiện hệ thống trên mặt đất.

Hệ thống này đã được bố trí trên đất Mỹ ở hai khu vực chính là bờ Tây nước Mỹ ở California và trên bán đảo Alaska. Tại những vị trí này các tổ hợp đánh chặn tầm thấp như Patriot hay đánh chặn tầm cao giai đoạn cuối như THAAD đang được bố trí sẵn sàng.

Việc đánh chặn tầm cao giai đoạn giữa (giai đoạn rất quan trọng và rất khó khăn) Mỹ giao cho hệ thống phòng không của các tàu Aegis trên đại dương, đặc biệt ở phía bắc Thái Bình Dương.

Mỹ thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên hạm

Hệ thống này được trang bị radar hiện đại và các loại tên lửa SM-I, SM-II và SM-III có tầm bắn từ 50 đến 600 km đủ để với đến các tên lửa đạn đạo bay rất cao ngoài vùng khí quyển. Hệ thống này còn thêm ưu điểm là bố trí trên tàu nên rất cơ động và dễ dàng đánh chặn từ mọi hướng và gây bất ngờ cho đối phương.

Thế Mỹ còn thiếu khâu nào trong hệ thống? Đó là khâu đánh chặn giai đoạn đầu. THAAD ở Hàn Quốc đóng vai trò đó.

Hệ thống này nếu đánh chặn tên lửa đạn đạo phóng từ xa trong nội địa thì gặp khó khăn, hay nói thẳng là không đánh được, nhưng với radar có khả năng phát hiện mục tiêu cách xa hàng nghìn km thì nó hoàn toàn có khả năng báo cho hệ thống phía sau biết sớm về việc phóng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc và kể cả của Nga.

Người Mỹ thường thích nói ngược - THAAD hệ thống phòng thủ giai đoạn cuối thành phòng thủ giai đoạn đầu. Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên giúp Trump hoàn thiện mắt xích cuối cùng đó.

Bài tới sẽ phân tích vì sao đăt THAAD tại đông bắc Á lại quan trọng hơn việc đặt ở Đông Âu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại