Chính sách gây hấn cản trở xuất khẩu vũ khí Trung Quốc

Anh Minh |

Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), điều thú vị là chính sách gây hấn của Bắc Kinh, đặc biệt ở châu Á lại cản trở xuất khẩu vũ khí của họ. “Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc bị giới hạn bởi thực tế rằng nhiều nước sẽ không mua vũ khí Trung Quốc vì những lý do chính trị”, SIPRI nhận định.

Trong nhiều năm, máy bay không người lái (drone) quân sự chủ yếu do người Mỹ phát triển. Thời đại mới của các robot vũ trang ra đời với hai drone biểu tượng là các máy bay Predator và Reapers của Mỹ, có thể mang theo các tên lửa Hellfire. Nhưng Trung Quốc mới là nhà xuất khẩu drone số 1 thế giới.

“Giai đoạn 2014-2018, Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu thiết bị bay quân sự, với khách hàng chính là các quốc gia ở Trung Đông”, theo SIPRI.

Trong thực tế, các drone chiến đấu đang dần phổ biến khắp thế giới. “Số quốc gia nhập khẩu và sử dụng drone chiến đấu (UCAV), là các máy bay mang vũ khí được điều khiển từ xa, tiếp tục tăng trong giai đoạn 2014-2018”, SIPRI nhận định.

Chính sách gây hấn cản trở xuất khẩu vũ khí Trung Quốc - Ảnh 1.

“Đã có những thảo luận sâu rộng về ảnh hưởng của việc gia tăng số lượng UCAV đối với hòa bình và an ninh. Trung Quốc đã trở thành nhà xuất khẩu UCAV hàng đầu thế giới. Trong khi Trung Quốc mới xuất 10 UCAV tới 2 nước trong giai đoạn 2009-2013, thì từ 22014-2018, nước này xuất khẩu tới 153 UCAV tới 13 quốc gia, 5 trong số này là các nước Trung Đông bao gồm: Ai Cập, Iraq, Jordan, Saudi Arabia và UAE.

Trong khi đó, Mỹ xuất khẩu 3 UCAV trong giai đoạn 2009-2013, còn 2014-2018 chỉ xuất thêm 5 chiếc. Khách hàng của Mỹ chỉ có Anh. Còn trong giai đoạn 2014-2018, Iran xuất sang Syria 10 UCAV, còn UAE dù nhập UCAV từ Trung Quốc nhưng lại xuất sang Algeria 2 UCAV”.

Điều này chứng minh vì sao lục quân Mỹ, vốn ít quan tâm đến phòng không trong nhiều năm qua, nay bỗng chốc trở nên quan tâm đến lĩnh vực này, theo National Interest.

Các quốc gia như Iran thua kém xa Mỹ về vũ khí công ước ví dụ như xe tăng và máy bay tiêm kích, nhưng sẽ không mất nhiều tiền hoặc cần tới công nghệ tiên tiến để có thể gắn bom lên một chiếc drone nhỏ vốn khó phát hiện hay bắn hạ.

Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đang chậm lại sau một thời kỳ tăng trưởng vượt bậc trong vài năm qua. Sau khi tăng gần gấp ba lần trong giai đoạn 2004-2013, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của họ chỉ tăng 2,7% trong giai đoạn 2014-2018. Theo nhận định của SIPRI, điều thú vị là chính sách gây hấn của Bắc Kinh, đặc biệt ở châu Á lại cản trở xuất khẩu vũ khí của họ.

“Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc bị giới hạn bởi thực tế rằng nhiều nước, bao gồm bốn nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu trong giai đoạn 2014-2018 (Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc và Việt Nam) sẽ không mua vũ khí Trung Quốc vì những lý do chính trị”, SIPRI nhận định.

Trong thời Chiến tranh lạnh và sau đó, Trung Quốc mang danh là nhà xuất khẩu các loại vũ khí sao chép của Liên Xô với giá rẻ, ví dụ xe tăng và máy bay tiêm kích. Tuy nhiên, Trung Quốc đã đẩy mạnh phát triển các loại vũ khí thông minh theo trường phái phương Tây, từ tàu sân bay tới tiêm kích tàng hình và việc này đã mang lại các lợi ích kinh tế. “Cải thiện trong công nghệ quân sự Trung Quốc đã mở ra cơ hội cho lĩnh vực xuất khẩu vũ khí, kể cả việc xuất khẩu tới những khách hàng mới”, SIPRI nhận định.

“Số quốc gia là thị trường xuất khẩu chính của vũ khí Trung Quốc đã tăng đáng kể trong vài năm qua. Trong giai đoạn 2014-2018 Trung Quốc xuất khẩu các loại vũ khí cơ bản tới 53 nước, so với 41 nước trong giai đoạn 2009-2013. Pakistan là khách hàng chính (37%) trong giai đoạn 2014-2018.

Chính sách gây hấn cản trở xuất khẩu vũ khí Trung Quốc - Ảnh 3.

Trung Quốc vẫn phụ thuộc vũ khí Nga

Tuy nhiên, dù xuất khẩu vũ khí, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu một số loại vũ khí từ Nga. Bắc Kinh vẫn là nhà nhập khẩu vũ khí lớn, đứng thứ 6 thế giới trong giai đoạn 2014-2018, tuy có giảm 7% so với giai đoạn 2009-2013.

“Hàng Nga chiếm 70% vũ khí nhập khẩu vào Trung Quốc”, báo cáo của SIPRI viết. “Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhập khẩu ở những công nghệ vũ khí nhất định, ví dụ động cơ máy bay chiến đấu, động cơ cho tàu lớn, các hệ thống phòng không tầm xa”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại