Cho đến nay, cuộc tranh luận vẫn âm thầm diễn ra khi mà cả Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hay những đơn vị tư nhân như Space X của tỷ phú Elon Musk cùng tham gia vào cuộc đua đưa con người lên Mặt Trăng, Sao Hỏa và hơn thế nữa.
Rõ ràng rằng, việc thực hiện các nhiệm vụ này (khám phá vũ trụ) rất tốn kém, trong khi cơ thể con người vẫn nhạy cảm với điều kiện khắc nghiệt của không gian. Có lẽ robot sẽ đơn giản hơn, tiết kiệm hơn, nhanh hơn. Tờ Discover Magazine, đã đưa ra những bằng chứng cho biện luận này.
Khi Tony Antonelli còn là một đứa trẻ, anh muốn trở thành phi hành gia nhưng không phải là người đầu tiên lên sao Hỏa, vì ông cho rằng điều đó xảy ra trước khi ông lớn lên.
Tuy nhiên, Tony Antonelli đã đánh giá quá cao. Sau khi trưởng thành, Tony Antonelli trở thành một phi hành gia và cũng là chuyên gia công nghệ tại Lockheed Martin. Nhưng bản thân Tony Antonelli cũng không thể hình dung ra được, con người phải mất bao nhiêu thời gian để khám phá không gian và đi lên Sao Hỏa.
Cho đến bây giờ, Tony Antonelli đã nghỉ hưu, nhưng NASA thì vẫn chưa đưa được bất cứ ai lên được hành tinh đỏ.
Tony Antonelli vẫn hi vọng vào những sứ mệnh tương lai là, dù con người đi vào không gia sẽ tốn kém hơn, nguy hiểm hơn, bất tiện hơn nhưng con người mới là yếu tố khiến cho những cuộc khám phá không gian thêm ý nghĩa.
Giáo sư Howard McCurdy làm việc ở một trường Đại học Mỹ và là đồng tác giả của "robots in space" thì cho rằng: Cuộc đua không gian giống như cuộc chạy thi giữa thỏ và rùa. Con thỏ quyết định chợp mắt một chút, trong khi con rùa vẫn miệt mài chạy từng bước.
Khi bắt đầu cuộc đua vũ trụ, con người có khả năng hơn robot. Họ có thể suy nghĩ, tồn tại và nhìn rõ hơn. Sau đó, con người từ từ từng bước phát triển công nghệ, nâng cấp robot để thực hiện các nhiệm vụ.
Ví dụ, so với các robot Opportunity hay Spirit đã hạ cánh trên sao Hỏa năm 2004, robot Curiosity sau 8 năm đã lớn hơn gấp 3 lần và nhanh hơn 10%. Thậm chí, Curiosity nhận được gấp 3 lần năng lượng từ mặt trời cho các nhiệm vụ thực tế của mình.
Đấy là chưa kể đến những tiến bộ của robot khám phá vũ trụ ngày càng được trang bị thêm sức mạnh tính toán và có thêm trí tuệ nhân tạo trợ giúp. Trong khi đó, các phi hành gia cần phải thở, ăn uống, sinh hoạt dù ở Trái Đất hay trong không gian; trong khi robot không như vậy.
Dễ thấy, robot có thể làm nhiều hơn, đi nhiều hơn, không cần hệ thống hỗ trợ sự sống do đó chi phí đỡ tốn kém hơn. Nhưng robot không hoàn hảo và thay thế được con người, nó vẫn đòi hỏi sự hướng dẫn của con người từ Trái Đất.
Cuối cùng Howard McCurdy cho rằng, cả hai yếu tố bổ trợ cho nhau chúng ra vẫn cần cả con người và robot khi khám phá vũ trụ. Ông cũng đề cập đến một thiết bị cỗ máy trong đó đưa "bộ não" của con người vào trong trung tâm máy móc/robot.
Khi ấy, robot sẽ hoạt động, suy nghĩ và hành động như một con người và tận dụng tốt nhất ưu điểm của con người. Nếu làm được như vậy, câu chuyện robot có thể thay thế hoàn toàn con người để khám phá không gian trong tương lai mới thành hiện thực...