Chinh chiến Syria, "Vịt con" Su-34 Nga quá nguy hiểm!

Trịnh Thái Bằng |

Các phi công chiến đấu Nga đánh giá rất cao máy bay ném bom Su-34 trong cuộc chiến ở Syria. Từ những bài học kinh nghiệm có được, Bộ tư lệnh Không quân Vũ trụ đòi hỏi tập đoàn Sukhoi đưa ra bộ giải pháp tổng thể nhằm phát triển Su-34 thành máy bay tiêm kích mang bom đa nhiệm của chiến trường tương lai.

Khi Su-34 được đưa sang thực hiện nhiệm vụ trên chiến trường Syria, Sukhoi đã có kế hoạch nâng cấp và hiện đại hóa “Vịt con” Su-34. Nhưng những kết quả đạt được trên chiến trường có thể sẽ thúc đẩy Tập đoàn Công nghiệp quốc phòng Nga tiến hành các hoạt động nâng cấp toàn diện Su-34 sớm hơn.

Cho đến thời điểm này, các chiến đấu cơ Su-34 bắt đầu lấn sân sang các phương tiện tác chiến đường không hiện đại khác. Các cường kích tối tân này được thử nghiệm lắp đặt thêm những vũ khí tấn công thế hệ mới và hoàn thiện trên kinh nghiệm chiến trường hệ thống trang thiết bị điện tử của máy bay.

Su-34 được đưa vào biên chế trang bị không lâu vào năm 2014. Su-34 được thiết kế để thay thế chiếc máy bay ném bom cánh cụp cánh xòe Su -24. Su-24 bắt đầu chính thức đưa vào đội hình chiến đấu trong cuộc chiến Afghanistan và đã thể hiện năng lực tác chiến rất tốt. Nhưng Su-34 không phải là phiên bản phát triển từ Su-24.

Hiện nay phiên bản nâng cấp sâu của Su-24 là Su-24M2. Còn Su-34 là phiên bản phát triển theo hướng tấn công mặt đất của Su-27 (tiêm kích chiếm ưu thế trên không).

Chính vì vậy, Su-34 thừa hưởng tính năng siêu cơ động của Su-27, ngoài ra, “Ytenok – Vịt con” khá thoải mái trong buồng lái 2 người, làm tăng khả năng chiến đấu của máy bay tấn công mặt đất.

Chinh chiến Syria, Vịt con Su-34 Nga quá nguy hiểm! - Ảnh 1.

Chinh chiến Syria, Vịt con Su-34 Nga quá nguy hiểm! - Ảnh 2.

Máy bay ném bom chiến trường Su - 34 -ảnh Sukhoi

Chinh chiến Syria, Vịt con Su-34 Nga quá nguy hiểm! - Ảnh 3.

Chinh chiến Syria, Vịt con Su-34 Nga quá nguy hiểm! - Ảnh 4.

Khoang điều khiển máy bay ném bom chiến trường Su - 34 - ảnh Sukhoi

Khác với Su-24, Su- 34 có khả năng không chiến với các máy bay tiêm kích khác của đối phương. Tuy nhiên, nhiệm vụ chủ yếu của Su-34 là tấn công mặt đất, đóng vai trò cường kích chiến trường, hơn hẳn cả Su-25 “Con quạ”, vốn được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ này.

Khoang lái của Su-34 được thiết giáp có độ bảo vệ cao hơn 1,5 lần so với “xe tăng bay” Su-25, trong khi đó Su-25 đã từng thể hiện khả năng sống còn đáng kinh ngạc của mình trong chiến tranh ở Afghanistan.

Hệ thống điện tử của Su-34 hoàn toàn mới, chuyến bay đầu tiên của Su-34 là vào cuối thập niên 1990. Sau đó do những khó khăn về tài chính, đồng thời tập đoàn Sukhoi tập trung nguồn lực để phát triển máy bay tàng hình thế hệ 5 Su-57, các nhà thiết kế Sukhoi hầu như quên mất Su-34.

Sự không may mắn này lại trở thành ưu điểm, khi quyết định hoàn thiện Su-34, chiếc máy bay ném bom chiến trường được hưởng hầu hết những phát triển mới nhất của tập đoàn Công nghệ điện tử radio KRET.

Nếu như Su-34 ra đời vào thế kỷ trước, trên máy bay sẽ được lắp thiết bị tác chiến điện tử Liên Xô "Sorption", không còn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chiến tranh đường không hiện đại.

Hiện nay Su-34 đang được lắp tổ hợp tác chiến điện tử "Khibiny", phiên bản nâng cấp 10V. Tổ hợp “Khibiny” được thiết kế để chế áp thông minh tất cả các hệ thống radar phòng không, có thể là đối thủ tiềm năng và có công suất tương đương với các máy bay tác chiến điện tử hiện đại khác.

Điều đó có nghĩa là Su-34 có thể không chỉ ngăn chặn được các đòn tấn công bằng tên lửa không đối không của tiêm kích đối phương, mà còn có thể chế áp được các tổ hợp tên lửa phòng không và các máy bay cảnh báo sớm AWACS.

Chính vì vậy, “Khibiny” thực hiện cả nhiệm vụ trinh sát điện tử. Các chuyên gia của KRET khẳng định, “Khibiny” làm giảm thiểu khả năng bị tấn công bằng các loại vũ khí dẫn đường radar xuống 30 lần

Trong số các máy bay chiến đấu thuộc biên chế của Không quân Mỹ, có một máy bay thuộc hàng đồng nghiệp với "Ytenok -Vịt con", được thiết kế để giải quyết những nhiệm vụ tương tự. Đó là máy bay tiêm kích mang bom hạng nặng F-15E Strike Eagle ("Impact Eagle").

Nhưng trang thiết bị điện tử đã lỗi thời. Hệ thống tác chiến điện tử EW đã cũ, do được phát triển từ những năm 1970 đang được không quân Mỹ thay thế bằng một hệ thống mới, nhưng EW của F-15E không có được tính năng như "Khibiny".

Ngoài ra, Su-34 có được một ưu thế mà hầu hết các đối thủ tiềm năng không có, đó là ngoài radar chính phía trước còn được lặp đặt thêm một radar phía sau. Lợi thế này cho phép Su-34 có khả năng phát hiện đối phương bám đuôi và phóng ngược tên lửa không đối không về bán cầu sau.

Đây là một lợi thế tuyệt đối của Su-34 do ngoài khả năng siêu cơ động, còn có khả năng chống đeo bám, làm suy giảm đến mức tối thiểu nguy cơ bị tiêu diệt trong các cuộc không chiến.

Syria là chiến trường mà tập đoàn KRET muốn thể hiện hết năng lực của mình trước Bộ quốc phòng Nga, chính vì vậy trên Su-34 còn có thêm một tổ hợp tác chiến điện tử khác là Vitebsk. Bộ khí tài tác chiến điện tử này được lắp đặt trên trực thăng tấn công Ka-52 và Mi-28 và trên máy bay vận tải.

Tổ hợp EW này ngoài nhiệm vụ gây nhiễu các tên lửa dẫn đường radar, còn vô hiệu hóa các tên lửa dẫn đường quang ảnh nhiệt và thậm chí cả đầu đạn tự dẫn ma trận quang điện tử. Tổ hợp có thiết bị phát xung laser, avtomat phóng các mồi bẫy nhiệt.

Những tổ hợp tác chiến điện tử như "Vitebsk" cũng như một số các thiết bị mới khác được KRET thử nghiệm trong thực tế chiến đấu trên chiến trường Syria.

Các phi công chiến đấu đánh giá về Vitebsk rất tốt. Nhưng cùng với sự ra đời của các tên lửa không đối không tầm gần như AIM-9X Sidewinder, được trang bị đầu tự dẫn ma trận quang điện tử, tháng 08.2017, Bộ Quốc phòng yêu cầu hiện đại hóa tổ hợp này.

KRET thông báo rằng, Vitebsk sẽ được hiện đại hóa để có thể chống lại tất cả các đầu đạn tự dẫn quang điện tử hiện đại nhất trong tương lai. Theo chuyên gia tác chiến điện tử KRET, những thay đổi này sẽ không liên quan đến thiết bị phát xung laser, sóng điện tử và thiết bị gây nhiễu theo tần số.

KRET sẽ tăng cường thêm những bộ phận gây nhiễu khác như thiết bị mồi bẫy phóng và mồi bẫy kéo theo máy bay, các thiết bị chuyển tải nhiễu sử dụng một lần, thiết bị tạo giả mục tiêu với các thông số khí động học tương đương, các loại đạn mồi bẫy đa quang phổ hiệu suất cao được lập trình chế độ cháy.

Kinh nghiệm chiến trường Syria cũng sẽ giúp cho KRET hiện đại hóa tổ hợp tác chiến điện tử “Khibiny”. Hiện nay tổ hợp được lắp đặt trong 2 thùng container gắn bên đầu cánh máy bay nhưng một nguồn tin từ Liên hiệp các tập đoàn công nghiệp quốc phòng cho biết, KRET đang phát triển thêm một block tác chiến điện tử, được treo dưới bụng máy bay.

Thông tin chi tiết về tổ hợp EW này không được công bố, nhưng thiết bị này chắc chắn phải gia tăng khả năng tác chiến và những nhiệm vụ phải giải quyết của “Khibiny”.

Tập đoàn Sukhoi, hướng tới thị trường nước ngoài, cũng sử dụng triệt để những kinh nghiệm thu được trên chiến trường Syria, đặc biệt trong lĩnh lực radar và hệ thống điều khiển hỏa lực. Nhiều thông tin cho rằng, buồng lái 2 người ngồi song song đã đưa đến ý tưởng lắp đặt thêm radar bên sườn máy bay, tương tự như Su-57.

Sự ứng dụng lớp phủ hấp thụ sóng radio, Su-34 được tăng cường khả năng khó nhận biết trên màn hình radar – mức độ phản xạ hiệu dụng (RCS) của Su-34 khoảng 1m2. Sukhoi cũng đang hướng tới việc nâng cấp động cơ cho Su-34 để máy bay có thể bay với tốc độ hành trình siêu âm mà không cần động cơ tăng tốc.

Su- 34 có khả năng nâng cấp rất lớn do hệ thống điện tử được thiết kế mở, có thể tích hợp với bất cứ thiết bị mới nào, phát triển trên nền tảng cơ bản của máy bay mà không cần đến sự thay đổi lớn. Hệ điều hành máy bay sẽ nhận biết thiết bị và tích hợp vào hoạt động chung của toàn bộ hệ thống.

Trong những giải pháp hiện đại hóa Su-34, Sukhoi cũng không ngần ngại đưa ra ý tưởng mở rộng danh sách vũ khí trang bị. Ý tưởng được đề cập đến là tên lửa hành trình tầm xa Kh-101 và các tên lửa không đối không thế hệ mới được trang bị cho Su-35 và Su-57.

Những giải pháp hiện đại hóa này, nếu thành công sẽ biến Su-34 thành tổ hợp hàng không quân sự đa nhiệm, có khả năng giải quyết các nhiệm vụ chiến lược và chiến thuật trên không gian chiến trường rộng lớn hoặc sâu trong hậu phương kẻ thù.

Lực lượng không quân Mỹ hiện đang phát triển một phiên bản máy bay chiến đấu tương đương, tiêm kích mang bom đa nhiệm F-15E Strike Eagle. Công ty Boeing đang hoàn thiện một nguyên mẫu F-15SE "Silent Eagle".

Chiếc tiêm kích mang bom này thực sự là một máy bay đa nhiệm thế hệ 4 ++. Người Mỹ vẫn đặt trọng tâm vào khả năng tàng hình, F-15SE có độ phản xạ hiệu dụng (RCS) là 0,5 m2. Tốt hơn so với Su-34.

F-15SE "Silent Eagle" mang đầy đủ những tính năng kỹ chiến thuật của F-15E, đảm nhiệm sứ mệnh chiếm ưu thế trên không và tấn công mặt đất, sự phát triển của F-15SE cũng sử dụng rất nhiều kinh nghiệm của cuộc chiến chống khủng bố ở Iraq và Syria nhưng cấu trúc thiết kế của F-15SE không cho phép máy bay có khả năng siêu cơ động như dòng Su-27.

Nguyên nhân cơ bản là học thuyết quân sự của không quân Mỹ không đặt trọng tâm vào khả năng siêu cơ động của máy bay chiến đấu mà đặt trọng tâm vào khái niệm “phát hiện trước, tấn công trước và thoát ly không chiến”.

Theo những thông tin có được từ các nguồn mở, tiêm kích mang bom đa năng F-15SE được trang bị radar anten mảng pha. Đài quan sát quang điện tử cho phép tiến hành săn tìm và tiêu diệt mục tiêu trong tình huống tắt radar. Hệ thống tác chiến điện tử đáp ứng được những yêu cầu của chiến tranh hiện đại, chế áp hiệu quả các loại tên lửa phòng không của đối thủ tiềm năng.

Hãng Boeing phát triển hệ thống điện tử thông thường dành cho tất cả các máy bay chiến đấu nhằm đơn giản hóa quá trình khai thác sử dụng, không quá phức tạp và hiện đại như F-35. Điều đó giúp giảm chi phí phát triển phần mềm và các phi công chiến đấu không phải trải qua quá trình chuyển loại máy bay.

Cấu trúc hệ điều hành cũng mang tính mở để trong quá trình khai thác sử dụng F-15SE có thể nhanh chóng được nâng cấp đáp ứng thực tế chiến trường.

Trong tương lai gần, có rất nhiều khả năng Su-34 sẽ gặp đối thủ tiềm năng của mình, F-15SE. Tất nhiên khó có khả năng có sự va chạm giữa hai lực lượng không quân Nga – Mỹ đối đầu trực tiếp trên chiến trường, nhưng cả Su-34 và F-15 đều đang hướng đến thị trường nước ngoài.

Điểm duy nhất ngăn cản một cuộc đối đầu thú vị này là Su-34 đã được đưa vào khai thác sử dụng, còn F-15 SE hiện vẫn đang trong quá trình phát triển.

Chinh chiến Syria, Vịt con Su-34 Nga quá nguy hiểm! - Ảnh 5.

Chinh chiến Syria, Vịt con Su-34 Nga quá nguy hiểm! - Ảnh 6.

Máy bay ném bom Su-34 phục vụ trên chiến trường Syria - căn cứ không quân Khmeimim

Chinh chiến Syria, Vịt con Su-34 Nga quá nguy hiểm! - Ảnh 7.

Chinh chiến Syria, Vịt con Su-34 Nga quá nguy hiểm! - Ảnh 8.

Chinh chiến Syria, Vịt con Su-34 Nga quá nguy hiểm! - Ảnh 9.

Chinh chiến Syria, Vịt con Su-34 Nga quá nguy hiểm! - Ảnh 10.

Chinh chiến Syria, Vịt con Su-34 Nga quá nguy hiểm! - Ảnh 11.

Chinh chiến Syria, Vịt con Su-34 Nga quá nguy hiểm! - Ảnh 12.

Xưởng lắp ráp máy bay ném bom Su-34 - ảnh Sukhoi

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại