Bắc Kinh đang chuẩn bị phát hành một kế hoạch chi tiết và đầy tham vọng cho giai đoạn 15 năm tới, trong đó thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu cho thế hệ công nghệ tiếp theo. Động thái này có ý nghĩa to lớn cho vị thế mà Bắc Kinh muốn nắm giữ trên vũ đài công nghệ toàn cầu, từ trí tuệ nhân tạo đến viễn thông và các luồng dữ liệu.
"China Standards 2035" dự kiến sẽ được ra mắt trong năm 2020 sau 2 năm lập kế hoạch. Các chuyên gia cho biết nó được coi là bước tiếp theo sau kế hoạch sản xuất toàn cầu "Made In China 2025″ mà Trung Quốc đưa ra vài năm trước. Tuy nhiên, lần này, Trung Quốc tập trung lớn vào những công nghệ được coi định hình tương lai trong thập kỷ tới.
Quốc gia nào nắm giữ được những công nghệ của tương lai sẽ được nhận lại một vị thế to lớn. Điều này tương đồng với những tham vọng của Trung Quốc trong việc cải thiện vị thế toàn cầu. Bắc Kinh đang là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và đang có dấu ấn to lớn trong lĩnh vực công nghệ khi dành nhiều sự chú tâm cho lĩnh vực này.
Tiêu chuẩn là gì?
Các ngành công nghệ và công nghiệp trên thế giới đề có các tiêu chuẩn để xác định cách chúng hoạt động cũng như khả năng tương tác trên quy mô thế giới. Tương tác đề cập tới khả năng hai hoặc nhiều hệ thống công nghệ làm việc cùng nhau.
Ngành công nghiệp viễn thông là một ví dụ tốt. Mạng lưới mới như 5G vẫn chưa được bật. Chúng mất nhiều năm để được lập kế hoạch và phát triển. Các tiêu chuẩn kỹ thuật được tạo ra thông qua sự hợp tác giữa các đội ngũ phát triển và quản lý, bao gồm các chuyên gia và doanh nghiệp.
Những thông số kỹ thuật được thông qua và tích hợp vào những gì được gọi là tiêu chuẩn. Điều đó đảm bảo rằng các tiêu chuẩn có thể đồng nhất, cải thiện hiệu quả của việc triển khai mạng lưới và đảm bảo chúng hoạt động dù bạn ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Các tiêu chuẩn kỹ thuật không phải thứ gì đó trìu tượng mà là cách cụ thể để định hình sân chơi và cảnh quan cho tương lai của các công nghệ này.
Các tiêu chuẩn đứng sau nhiều công nghệ chúng ta sử dụng hàng ngày, chẳng hạn như những chiếc điện thoại thông minh. Các công ty công nghệ lớn của Mỹ và châu Âu, chẳng hạn như Qualcomm và Ericsson là một phần của việc thiết lập các tiêu chuẩn trong các ngành công nghiệp khác nhau. Vài năm qua, Trung Quốc đóng vai trò ngày càng tích cực trong việc thiết lập các tiêu chuẩn.
Chúng ta biết gì về kế hoạch của Trung Quốc?
Trong tháng 3, Bắc Kinh phát hành một tài liệu mang tên "Những điểm chính trong Công tác Tiêu chuẩn hóa Quốc gia năm 2020". Nathan Picarsic, người đồng sáng lập Bruyere and Horizon Advisory, cho biết: "Điều này cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về những gì có thể tìm thấy trong bản thiết kế cuối cùng của cái gọi là Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035, đặc biệt là khi xem xét kỹ các kế hoạch của Bắc Kinh.
Một số điểm trong kế hoạch từ tháng 3 bao gồm nỗ lực cải thiện các tiêu chuẩn trong nước trên các ngành công nghiệp khác nhau, từ nông nghiệp cho đến sản xuất. Nhưng một phần của tài liệu nhấn mạnh cần thiết lập một "hệ thống tiêu chuẩn trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học thế hệ mới".
Trong phần này, Trung Quốc tập trung vào phát triển các tiêu chuẩn cho cái gọi là Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, dữ liệu lớn, 5G và trí tuệ nhân tạo (AI). Tất cả đều là những công nghệ quan trọng của tương lai, có thể làm nền tảng cho cơ sở hạ tầng chiến lược trên toàn cầu trong những năm sắp tới.
Tài liệu này cũng nêu rõ sự cần thiết vào việc tham gia xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế và Trung Quốc nên đưa ra nhiều đề xuất hơn cho các tiêu chuẩn toàn cầu.
Một chuyên gia nói rằng động thái này là một mũi tên trúng 2 đích. Thứ nhất là để tăng cường tiêu chuẩn trong nước của Trung Quốc nhằm thúc đẩy kinh tế và thứu 2 là tăng ảnh hưởng toàn cầu của Bắc Kinh.
"Trong nước, Trung Quốc đang cố nâng cao tiêu chuẩn của mình. Một trong những điểm yếu lớn nhất trong nền kinh tế chính là khi mọi việc diễn ra mà không có tiêu chuẩn nào. Nhu cầu ở những thành phố khác nhau hay thậm chí là nhu cầu ở một địa phương cũng rất khác theo từng thời điểm.
Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035) là sự kết hợp giữa các vấn đề trong nước và nhu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như mong muốn thiết lập các tiêu chuẩn theo nghĩa đen. Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn đánh bóng hình ảnh của mình trên quy mô toàn cầu. Khi Bắc Kinh bắt đầu nghiên cứu về Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035, một quan chức nước này cho biết đây là cơ hội để Bắc Kinh vượt lên so với phần còn lại của thế giới.
Thúc đẩy tiêu chuẩn Trung Quốc
China Standards 2035 cho Trung Quốc một động lực mới trong bối cảnh vài năm qua, ảnh hưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã tăng lên. Cho đến nay, 5G là một ví dụ nổi bật. Với 5G, chúng ta không chỉ thấy các công ty năng nổ nhất thiết lập tiêu chuẩn tại quê nhà mà còn tích cực định hình thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu.
Công ty Huawei của Trung Quốc là một trong những tên tuổi hàng đầu về thiết bị mạng 5G và cũng là nhân tố chính trong việc thiết lập các tiêu chuẩn. Huawei có số bằng sáng chế nhiều nhất liên quan đến 5G và đi trước các đối thủ châu Âu như Nokia và Ericsson.
Tiêu chuẩn là cách cụ thể để định hình sân chơi và viễn cảnh của các công nghệ trong tương lai. Quyết định liên quan đến các tiêu chuẩn có thể có hậu quả thương mại đồng thời mang lại các lợi thế lớn cho doanh nghiệp hoặc sự bất lợi.
Tiêu chuẩn quốc gia được Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang tìm cách trở thành lãnh đạo mới trong các ngành công nghệ tương lai, giống như cách mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra hồi năm ngoái nhằm nắm bắt những cơ hội mà công nghệ mới tạo ra. Huawei và Tencent là thành viên trong ủy ban đó.
Những vấn đề khác
Năm 2013, Trung Quốc công bố cái gọi là Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), một dự án thúc đẩy cơ sở hạ tầng khổng lồ nhằm tìm cách liên kết hơn 60 quốc gia, từ châu Á đến châu Phi và châu Âu trong một mạng lưới đường sắt và cảng biển phức tạp. Năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mở rộng phạm vi của BRI bao gồm cả công nghệ. BRI cũng là cách Trung Quốc truyền bá các tiêu chuẩn và ảnh hưởng của mình.
Xác định càng nhiều tiêu chuẩn về kỹ thuật và công nghệ, Trung Quốc sẽ càng có lợi thế trong lĩnh vực dữ liệu với những chính sách truy cập và dữ liệu khác nhau. Ảnh hưởng càng lớn đến sự phát triển của công nghệ toàn cầu, ngày càng có nhiều câu hỏi về quyền truy cập của Bắc Kinh vào những dữ liệu đó.
Lo ngại sự can thiệp của Trung Quốc vào dữ liệu khiến Mỹ và các quốc gia khác tỏ ra quan ngại về công nghệ 5G mà Huawei phát triển. Họ thấy rằng nếu cho phép Huawei xây dựng hạ tầng 5G, dữ liệu của họ có thể bị Trung Quốc truy cập.
Tuy nhiên, vấn đề tiêu chuẩn có vẻ chưa được các nước quan tâm nhiều vào thời điểm hiện tại khi họ đang phải đương đầu với đại dịch Covid-19, bắt nguồn từ Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc đang dành nhiều sự quan tâm của mình cho lĩnh vực này, nhất là khi dịch bệnh ở quốc gia này đã được kiểm soát sau vài tháng bùng phát.
Thách thức cho tham vọng China Standards 2035
Trung Quốc có thể có tham vọng lớn nhưng đánh bật sự thống trị của Mỹ và châu Âu trong lĩnh vực này không phải nhiệm vụ dễ dàng. Dù Trung Quốc tham gia ngày càng nhiều vào việc lập tiêu chuẩn cùng với những rào cản của chính phủ nhưng Trung Quốc phải nhận lại những tác động không đáng có hoặc mang tiếng xấu trong lĩnh vực này.
Trong khi đó, Mỹ và các công ty đa quốc gia vẫn được coi là những thay chơi có ảnh hưởng nhất trong việc thiết lập tiêu chuẩn liên quan đến CNTT dựa vào sự lãnh đạo và chuyên môn kỹ thuật của họ cũng như hiểu biết sâu sắc về quy trình và các quy tắc trong việc tạo lập tiêu chuẩn.