Chiến thắng vang dội tại Syria không giúp Nga dễ bán tàu ngầm diesel: Đối tác quay lưng?

Ly Vy |

Thực tế thị trường thế giới về các tàu ngầm diesel-điện và phi hạt nhân với hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP) hiện khó có thể nói là thuận lợi cho ngành đóng tàu ngầm của Nga.

Tác chiến hiệu quả tại Syria...

Việc các khí tài Hải quân Nga tham gia tích cực trong chiến dịch quân sự ở Syria dường như đã tạo ra tất cả các điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp thị chúng, gồm cả các tàu ngầm diesel-điện thuộc Đề án 636 và nhiều biến thể khác nhau, chuyên gia vũ khí, ông Nikolai Novichkov viết trên tờ Military-Industrial Courier.

Thực tế, tất cả các tàu ngầm thuộc Đề án 636.3 mới của Hạm đội Biển Đen đã chứng tỏ rõ hiệu quả tác chiến và đã phóng thành công các tên lửa hành trình Kalibr khi đang lặn từ biển Địa Trung Hải đến các mục tiêu trên mặt đất ở Syria.

Các đợt phóng đơn và phóng loạt với khoảng cách lên đến 1.500 km được thực hiện bởi các tàu ngầm hoạt động đơn lẻ hoặc phối hợp với các khinh hạm thuộc Đề án 11356.

Bất kể khách hàng tiềm năng nào muốn mua tàu ngầm diesel-điện của Nga đều thấy được khả năng tác chiến rất cao mặc dù các phiên bản tàu ngầm xuất khẩu sẽ không được trang bị tên lửa Kalibr mà thay vào đó là phiên bản xuất khẩu Club-S, có tầm bắn không vượt quá 300 km do giới hạn bởi Hiệp ước Kiểm soát Công nghệ Tên lửa (MTCR).

Chiến thắng vang dội tại Syria không giúp Nga dễ bán tàu ngầm diesel: Đối tác quay lưng? - Ảnh 1.

Tàu ngầm thuộc đề án 877EKM lớp Kilo của Hải quân Ấn Độ.

... nhưng vẫn bị đối tác truyền thống quay lưng?

Tuy nhiên, tình hình thực tế trên thị trường thế giới về các tàu ngầm diesel-điện và phi hạt nhân với hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP) khó có thể nói là thuận lợi cho ngành công nghiệp đóng tàu ngầm của Nga. Mối quan ngại này xuất hiện ở cả khu vực châu Á và Thái Bình Dương, nơi Nga có 1 vị trí khá tốt.

Nhiều quan chức mua bán vũ khí nói rằng kinh nghiệm trong việc xuất khẩu các tàu ngầm diesel-điện đến khu vực được đề cập nói trên tạo ra tiền đề tốt để chào bán các loại vũ khí hải quân. Thế nhưng, có thể họ đã quá lạc quan bởi các phản hồi trước đây khi mà tình hình của thị trường trong khu vực có lợi cho Nga.

Các tàu ngầm thuộc đề án 877EKM và 636 đã được bán cho khu vực châu Á và Thái Bình Dương (10 tàu thuộc đề án 877EKM cho Ấn Độ, 12 tàu cho Trung Quốc bao gồm 4 tàu thuộc Đề án 877EKM và 8 tàu thuộc Đề án 636, 6 tàu thuộc Đề án 636.1 cho Việt Nam).

Tuy nhiên, nỗ lực trong suốt thập kỷ vừa qua nhằm bán các tàu ngầm của Nga cho Hàn Quốc đã thất bại khi nước này lựa chọn các tàu ngầm Type 214 của Đức và đóng 9 tàu theo giấy phép.

Malaysia đã mua 2 tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp và Thái Lan mua 1 tàu ngầm S26N của Trung Quốc với tùy chọn mua thêm 2 chiếc nữa. Pakistan sẽ đóng theo giấy phép 8 tàu ngầm S20 của Trung Quốc (vốn là phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm Type 041 lớp Yuan).

Chiến thắng vang dội tại Syria không giúp Nga dễ bán tàu ngầm diesel: Đối tác quay lưng? - Ảnh 2.

Tàu ngầm lớp Scorpene đầu tiên (INS Kalvari) được đóng tại Ấn Độ. Nguồn ảnh: Hải quân Ấn Độ.

Triển vọng nhằm xuất khẩu tàu ngầm của Nga đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã gặp thiệt hại khi mà đối tác chiến lược của họ là Ấn Độ đã quyết định mua 6 tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp (hiện tại đang được đóng theo giấy phép tại nhà máy của Mazagaon Dockyard Limited).

Chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Ấn Độ vào năm 2018 có thể mở đường cho việc bán thêm 3 tàu ngầm lớp Scorpene được thiết kế bởi tập đoàn DCNS (nay là Naval Group).

Theo các thông tin ban đầu thì ông Macron sẽ có các cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và nhiều quan chức khác bao gồm cả Bộ trưởng Quốc phòng Nirmala Sitharaman.

Các quan chức cấp cao của Pháp nói rằng các cuộc gặp sẽ tập trung vào việc Pháp chào bán thêm 2 phi đội máy bay chiến đấu Rafale và 3 tàu ngầm lớp Scorpene khi mà Hải quân Ấn Độ đang cực kỳ quan tâm đến việc tăng cường hạm đội tàu ngầm 13 chiếc hiện tại của mình (gồm 9 tàu ngầm đề án 877EKM của Nga và 4 tàu ngầm Type 209/1500 của Đức).

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đã có những cuộc thảo luận sơ bộ về thỏa thuận bán tàu ngầm trong chuyến thăm 2 ngày của bà đến Ấn Độ vào cuối tháng 10 vừa qua.

Con số 6 + 3 dường như sẽ không có gì đáng kể. Tuy nhiên, trong thực tế nó lại đặt ra vấn đề lớp với Dự án 75I trị giá 500 tỷ Rupi Ấn Độ (khoảng 7,8 tỷ USD), vốn đã được thảo luận từ lâu tại nước này với việc đóng 6 tàu ngầm phi hạt nhân với hệ thống AIP bởi 1 liên doanh giữa 1 công ty tư nhân của Ấn Độ và 1 nhà chế tạo nước ngoài (thắng cuộc trong gói thầu này).

Tập đoàn Rosoboronexport và Viện thiết kế Rubin của Nga dự định tham gia gói thầu với mẫu tàu ngầm Amur-1650 trang bị hệ thống AIP.

Gói chào thầu của Nga có thể được ưa chuộng hơn khi mà việc hợp tác với liên doanh BrahMos Aerospace có thể tạo ra 1 mẫu tàu ngầm mới dành cho Ấn Độ với các ống phóng thẳng đứng cho phép bắn được tên lửa hành trình siêu âm BrahMos khi lặn vốn có thể tấn công được cả các mục tiêu trên mặt nước và trên bộ với khoảng cách lên đến 450km.

Tuy nhiên, trong thực tế gói chào thầu của Pháp có thể dễ dàng đánh bại Nga.

Chiến thắng vang dội tại Syria không giúp Nga dễ bán tàu ngầm diesel: Đối tác quay lưng? - Ảnh 3.

Tàu ngầm lớp Scorpene thứ 2 của Hải quân Ấn Độ (INS Khanderi) thực hiện chuyến thử nghiệm biển đầu tiên vào ngày 01/06/2017. Nguồn ảnh: Hải quân Ấn Độ.

Hải quân Ấn Độ đồng ý tiếp tục chế tạo theo giấy phép tàu ngầm lớp Scorpene và thêm 3 tàu ngầm phi hạt nhân khác của Pháp với hệ thống AIP cùng tổ hợp tên lửa có thể tấn công các mục tiêu trên bộ sau khi Mazagaon Dockyard Limited hoàn tất chế tạo chiếc tàu thứ 6 và cũng là cuối cùng vào giai đoạn 2021-2022.

Các chỉ huy của Hải quân Ấn Độ tin rằng việc thực hiện Dự án 75I có thể mất ít nhất 1 thập niên hoặc hơn. Cụ thể, chỉ đến cuối tháng 10, gói thầu cho Dự án 75I mới nhận được câu trả lời từ Bộ Quốc phòng nước này. Điều đó có nghĩa là nó đã trễ 10 năm.

Thời gian bàn giao chiếc tàu đầu tiên được dự kiến trong giai đoạn 2030-2033, tuy nhiên, với "truyền thống" thường xảy ra với các chương trình mua sắm vũ khí của Ấn Độ, dự án này có thể bị trì hoãn.

Dường như Hải quân Ấn Độ không còn mặn mà với dự án này như trước do các nỗ lực vận động hành lang từ phía Pháp đến các chỉ huy cao cấp của Hải quân trong suốt thời gian qua.

Không ai muốn nhà máy của MDL mất đi năng lực mà nó nhận được trong suốt quá trình đóng theo giấy phép 6 tàu ngầm lớp Scorpene Pháp như nó từng xảy ra trong thập niên 1990 với việc đóng các tàu ngầm Type 209/1500 của Đức.

Các chỉ huy Hải quân Ấn Độ tin rằng nó sẽ hợp lý và hiệu quả hơn về chi phí khi đóng thêm 3 tàu ngầm lớp Scorpene vào thời điểm quyết định về Dự án 75I được đưa ra.

(Còn nữa)

Tàu ngầm Vladimir Monomakh lớp Borei của Nga

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại