Chỉ huy "say" vá không kịp sai lầm: Đức Quốc Xã bất ngờ thắng Hồng quân lần cuối ở Thế chiến II

Thúy |

Thất bại bất ngờ của quân đội Liên Xô là kết quả của tham vọng không thể kiểm chế của một vị tướng người Ba Lan.

Các binh sĩ thuộc Sư đoàn Thiết giáp Nhảy dù 1 Hermann Goering gần Bautzen.

Các binh sĩ thuộc Sư đoàn Thiết giáp Nhảy dù 1 Hermann Goering gần Bautzen.

Tháng 4/1945, quân đội Liên Xô từng bước tiến về phía Berlin. Lãnh thổ của Đệ tam Đế chế đang bị thu hẹp và các lực lượng vũ trang của nước này cũng thế.

Ít ai có thể tưởng tượng rằng trong điều kiện như vậy, trước thềm thất bại cuối cùng của Đức Quốc Xã, quân đội này vẫn có thể gây thế bị động cho Hồng Quân.

Tấn công thành công

Chỉ huy say vá không kịp sai lầm: Đức Quốc Xã bất ngờ thắng Hồng quân lần cuối ở Thế chiến II - Ảnh 1.

Pháo tự hành ISU-122 của Quân đoàn thiết giáp số 1, Tập đoàn quân số 2 Ba Lan vượt sông Neisse. Ảnh: RBTH

Chiến thắng cuối cùng của quân Đức trong Thế chiến II diễn ra ở Saxony. Tại đây, các đơn vị của Tập đoàn quân 52 thuộc Lực lượng vũ trang Liên Xô và Tập đoàn quân số 2 của Ba Lan đang tiến về Dresden. Lực lượng sau này, chủ yếu là người Ba Lan, được trang bị vũ khí của Liên Xô và thuộc quyền chỉ huy quân sự của Liên Xô.

Lúc đầu, cuộc tấn công do quân đội Liên Xô và Ba Lan phát động khá thành công. Sau khi vượt sông Neisse vào ngày 16/4 và xuyên thủng hàng phòng ngự của đối phương, ba ngày sau, họ bắt đầu cuộc tấn công vào thành phố Bautzen - địa điểm quan trọng về mặt chiến lược, nơi mà quân Đức đã biến thành một thành trì hùng mạnh. Tàn tích của đồn trú thành phố và các đơn vị dân quân Volkssturm (Đức Quốc Xã) đã rào chắn trong pháo đài cũ Ortenburg.

Chỉ huy say vá không kịp sai lầm: Đức Quốc Xã bất ngờ thắng Hồng quân lần cuối ở Thế chiến II - Ảnh 2.

Bautzen. Ảnh: RBTH

Vào thời điểm đó, các đơn vị của Quân đoàn thiết giáp số 1 của Tập đoàn quân số 2 Ba Lan đang áp sát Dresden. Chỉ huy quân đội, Tướng Karol Świerczewski bị ám ảnh với việc chiếm được một trong những trung tâm quan trọng nhất của nước Đức. Ông có tham vọng rằng những người lính Ba Lan sẽ là những người đầu tiên tiến vào thành phố. Hóa ra, tham vọng này đã đóng vai trò quan trọng trong thất bại ngay sau đó.

Cuộc tấn công không lường trước

Quân đội Liên Xô và Ba Lan đã tiến hành thành công cuộc mở đường về phía Tây, và kéo dài đường dây liên lạc của họ đi quá xa. Các đơn vị thiết giáp tiến đến Dresden, bỏ lại đoàn quân phía sau. Quân đội Đức đã ngay lập tức tận dụng thế trận này.

Chỉ huy say vá không kịp sai lầm: Đức Quốc Xã bất ngờ thắng Hồng quân lần cuối ở Thế chiến II - Ảnh 3.

Sư đoàn Tăng thiết giáp số 1 Hermann Goering. Ảnh: RBTH

Quân Đức tập trung lực lượng lớn, trong đó có Sư đoàn thiết giáp nhảy dù tinh nhuệ số 1 Hermann Goering, tấn công vào sườn các cánh quân đang tiến công và đến ngày 21/4, cắt đứt và bao vây các lực lượng chính của Tập đoàn quân số 2 Ba Lan và một số đơn vị Liên Xô.

Với tư cách chỉ huy Phương diện quân Ukraina 1, Nguyên soái Ivan Konev đã viết trong hồi kí của mình rằng "bằng cách tiến hành một cuộc phản công sườn khá mạnh, Đức Quốc Xã hy vọng sẽ tạo ra khủng hoảng trên toàn bộ cánh trái của quân đội chúng tôi và ảnh hưởng tới hướng chính của tiến trình hành quân: tới Berlin."

Chỉ huy say vá không kịp sai lầm: Đức Quốc Xã bất ngờ thắng Hồng quân lần cuối ở Thế chiến II - Ảnh 4.

Tướng Karol Świerczewski. Ảnh: RBTH

Sau cuộc phản công của Đức, một số đơn vị Liên Xô và Ba Lan đã bị đánh bại. Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn khi Không quân Đức có được ưu thế trên không tạm thời tại khu vực của mặt trận này, vì các lực lượng chính của hàng không Liên Xô đã tham gia vào trận chiến giành Berlin.

Konev ra lệnh cho các đơn vị bị bao vây cùng nhau "vá" lại hệ thống phòng thủ của họ, nhưng kế hoạch này gần như thất bại ngay lập tức. Theo RBTH, quân đội Liên Xô cảm thấy vô cùng khó khăn khi làm việc với các đồng minh Ba Lan.

Tướng Świerczewski không coi tình hình là nghiêm trọng, tin rằng kẻ thù sẽ sớm bị đẩy lùi mà không cần nỗ lực nhiều. Quân đoàn thiết giáp số 1 của Ba Lan tiếp tục tấn công Dresden. Chỉ đến trưa ngày 22/4, vị tướng mới nhận ra toàn bộ quy mô của thảm họa sắp tới và lệnh cho xe tăng quay trở lại Bautzen. Quân đội cùng vũ khí đã tới mặt trận vào buổi tối cùng ngày và lao thẳng vào trận địa nhưng vô ích.

Chỉ huy say vá không kịp sai lầm: Đức Quốc Xã bất ngờ thắng Hồng quân lần cuối ở Thế chiến II - Ảnh 5.

IS-2 của Ba Lan bị quân Đức bắt. Ảnh: RBTH

Do sự chỉ huy của họ đã tính toán sai lầm, quân Ba Lan đã rơi vào tình trạng hỗn loạn. Các đơn vị pháo binh nhận thấy mình không có sự hỗ trợ của bộ binh, đã cố gắng tuyệt vọng để ngăn chặn bước tiến của quân Đức và nhận tổn thất nặng nề.

Ngay cả trong tình hống thảm khốc, Tập đoàn quân số 2 Ba Lan vẫn tiếp tục tiến vào Dresden với ba sư đoàn bộ binh, Ngày 24/4, Nguyên soái Konev phải đích thân can thiệp để ngăn chặn cuộc tiến quân về phía Tây. Một trong những sĩ quan Ba Lan sau đó đã không tiếc lời bình luận về hành động của chỉ huy mình: "Świerczewski hẳn đã say khi chỉ huy"

Chiến thắng vô ích

Chỉ huy say vá không kịp sai lầm: Đức Quốc Xã bất ngờ thắng Hồng quân lần cuối ở Thế chiến II - Ảnh 6.

ISU-122 của Ba Lan bị phá hủy gần Bautzen. Ảnh: RBTH

Quân đội Liên Xô và Ba Lan đã chiến đấu trong thời gian dài và khó thoát ra khỏi các vị trí một khi bị bao vây. Khi các đơn vị của Quân đoàn thiết giáp cận vệ 7 cố gắng bứt phá ra khỏi thị trấn Weissenberg, chỉ 1/3 số quân nhân của họ sống sót. Tướng Vladimir Maksimov - người chỉ huy cuộc bức phá đã bị thương nặng và bị bắt làm tù nhân ngay sau đó rồi chết trong cảnh giam cầm.

Vào ngày 26/4, đơn vị duy nhất còn ở gần Dresden - Sư đoàn bộ binh số 9 Ba Lan - được lệnh rút lui. Trên đường trở về, sư đoàn gặp phải một trận phục kích và tổn thất nặng nề. Cùng ngày hôm đó, các binh sĩ của Sư đoàn Hermann Goering đã đánh đuổi số quân Liên Xô còn lại ra khỏi Bautzen.

Chỉ huy say vá không kịp sai lầm: Đức Quốc Xã bất ngờ thắng Hồng quân lần cuối ở Thế chiến II - Ảnh 7.

Các binh sĩ thuộc Sư đoàn Thiết giáp Nhảy dù 1 Hermann Goering gần Bautzen. Ảnh: RBTH

Quân Đức đã cố gắng thành công và một lần nữa di chuyển về phía đông, nhưng đã bị Tập đoàn quân cận vệ số 5 của Liên Xô vừa tham gia giao tranh chặn lại. Bất chấp những thành công, quân Đức không thể đạt được mục tiêu chính - tấn công vào sườn Hồng quân đang tiến vào Berlin.

Tập đoàn quân số 2 của Ba Lan mất hơn 8.000 - tương đương 1/5 binh sĩ - thiệt mạng, bị thương hoặc mất tích trong lúc chiến đấu. Những tổn thất của quân đội Liên Xô và Đức vẫn là con số chưa biết.

Ước mơ chiếm được Dresden của Świerczewski vẫn chưa thực hiện được. Thành phố rơi vào tay Hồng quân chỉ ngày 8/5, sau khi Đức đầu hàng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại