Chiến hạm Mỹ - Trung áp sát nhau ở Biển Đông

Minh Thu |

Một nguồn tin trong quân đội Trung Quốc cho hay hồi tháng Tư, các chiến hạm của Mỹ và Trung Quốc đã áp sát và hoạt động cách nhau chỉ 100 m khi có mặt ở Biển Đông.

Một nguồn tin trong quân đội Trung Quốc cho hay hồi tháng Tư, các chiến hạm của Mỹ và Trung Quốc đã áp sát và hoạt động cách nhau chỉ 100 m khi có mặt ở Biển Đông.

"Những vụ việc như thế này cho thấy, sự thiếu tin tưởng chính trị giữa quân đội hai nước”, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời nguồn tin giấu tên.

Ngoài ra, nguồn tin cũng không tiết lộ thông tin về các chiến hạm Mỹ - Trung tham gia vào cuộc đối đầu trên.

Giới phân tích hàng hải nhận định, Mỹ - Trung đang tiến lại gần nguy cơ bùng nổ xung đột và cần có phương án giải quyết khủng hoảng khi mà tàu chiến hai bên nhiều lần “chạm trán” trên Biển Đông.

Kể từ sau vụ việc nhiều thủy thủ trên 2 tàu sân bay Mỹ là USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz hoạt động trên Thái Bình Dương được phát hiện mắc Covid-19 hồi cuối tháng Ba, Mỹ và Trung Quốc đã quyết định cho tăng cường thêm chiến hạm tới khu vực.

Điều đáng nói, Trung Quốc khẳng định không có thủy thủ nào trên 2 tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông mắc Covid-19.

Ông Hu Bo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược hàng hải ở Đại học Bắc Kinh cho hay, những chiến hạm mà Mỹ triển khai thêm tới Thái Bình Dương có cả tàu tấn công đổ bộ USS America. Trong khi đó, hải quân Trung Quốc cũng cho điều động thêm số lượng tàu chiến ngang bằng hải quân Mỹ.

Theo ông Hu, Mỹ tăng cường thêm tàu chiến do lo ngại Trung Quốc sẽ tận dụng “khoảng trống” trên Biển Đông để giành ưu thế, sau khi hàng loạt trường hợp mắc Covid-19 được phát hiện trên hai tàu sân bay Mỹ.

Liên quan tới vụ việc đối đầu hồi tháng Tư, ông Hu nhận định hoạt động của hải quân Mỹ và Trung Quốc vẫn tỏ ra chuyên nghiệp và kiềm chế, nhưng những vụ việc như này có thể dẫn tới tính toán sai lầm và khiến tình hình căng thẳng leo thang thành xung đột quân sự.

“Hành động khiêu khích như này hoàn toàn xuất phát từ yếu tố chính trị khi hai bên muốn phô trương lực lượng và thể hiện sức mạnh, nhưng chuyện này có thể biến thành xung đột”, ông Hu cho hay.

Cũng theo ông Hu, đây có thể là mục tiêu của quân đội Mỹ nhằm tạo ra một cuộc xung đột quy mô nhỏ và có kiểm soát với Trung Quốc.

“Tuy nhiên, ai có thể dự đoán trước được và kiểm soát hậu quả của chiến tranh”, ông Hu nói thêm.

Đây không phải là lần đầu tiên hải quân Mỹ - Trung mặt đối mặt ở khoảng cách gần. Hải quân Mỹ từng cho công bố đoạn video thủy thủ đoàn trên tàu khu trục Lanzhou chuẩn bị phao nhằm giảm tác động của vụ va chạm và bảo vệ mạn tàu trong quá trình tàu Trung Quốc di chuyển lại gần tàu khu trục USS Decatur trên Biển Đông vào tháng 9/2018.

Vào thời điểm đó, giới chức Mỹ cáo buộc tàu chiến Trung Quốc “di chuyển thiếu an toàn và thiếu chuyên nghiệp” khi hoạt động chỉ cách chiến hạm Mỹ khoảng 41m trong khi tàu khu trục USS Decatur đang thực hiện hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên khu vực gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Tuy nhiên, phía Trung Quốc nhấn mạnh đã phát cảnh báo tàu khu trục USS Decatur của hải quân Mỹ sẽ phải hứng chịu "hậu quả nghiêm trọng" nếu không thay đổi lộ trình.

Do đó, theo ông Hu, Mỹ - Trung cần theo xây dựng một cơ chế xử lý khủng hoảng hiệu quả để giải quyết những vụ việc như trên.

Ông Collin Koh tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng ở Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore cho hay, hai bên nên ghi lại tài liệu bao gồm hình ảnh và radar phản hồi về những vụ đụng độ để chứng minh chuyện gì đã xảy ra.

“Đây rõ ràng là hành động không chuyên nghiệp, nếu như các chiến hạm tiến lại quá gần nhau. Tôi cũng tự hỏi tại sao phía Trung Quốc lại để chuyện này xảy ra”, ông Koh nhận định.

Còn theo ông Lu Li-Shih, cựu giảng viên tại Viện Hải quân tại Đài Loan, cả hai bên sẽ đổ lỗi cho nhau về chuyện đã qua.

“Tất cả tàu hải quân cần tuân thủ Bộ quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển để tránh xung đột. Việc các chiến hạm hoạt động cách nhau 100 m chỉ nên là hoạt động tiếp liệu hoặc huấn luyện. Động thái nguy hiểm này chỉ có thể xảy ra khi hai bên có chủ ý”, ông Lu kết luận.

Lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.

Tuy nhiên, Mỹ cùng các đối tác và đồng minh gồm Australia, Nhật Bản, Anh, Pháp và Ấn Độ thường xuyên có những hành động nhằm thách thức việc Trung Quốc đưa ra những tuyên bố chủ quyền phi lý và mở rộng quân sự hóa ở Biển Đông.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại