Chiến hạm mà Pháp muốn bán cho Việt Nam có khách hàng mới

QS |

Hợp đồng mới này đã nâng tổng số tàu Gowind được đặt hàng lên 12 chiếc.

Hôm qua (9/11), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho hay, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã đặt hàng 2 tàu hộ tống lớp Gowind từ công ty đóng tàu Naval Group (tên cũ là DCNS).

Tuyên bố của ông Macron được đưa ra trong một buổi họp báo tại Dubai.

Thỏa thuận giữa hai phía cũng bao gồm 1 tùy chọn đặt đóng thêm 2 tàu nữa (tức là có khả năng UAE sẽ mua 4 tàu). Các tàu này sẽ do Naval Group hợp tác với công ty đóng tàu Abu Dhabi Shipbuilding (ADSB) của UAE thi công.

Theo một nguồn tin mà trang mạng Navy Recognition liên hệ được, các tàu hộ tống Gowind dành cho UAE có kết cấu đặc biệt, chúng dự kiến được trang bị hệ thống quản lý chiến đấu Tacticos (thay vì hệ thống quản lý chiến đấu SETIS của Naval Group), cũng như các tên lửa do Mỹ sản xuất (bao gồm tên lửa ESSM của Raytheon).

Đây là một thay đổi đáng kể, bởi lần đầu tiên tên lửa Raytheon được trang bị trên các tàu chiến do Naval Group/DCNS chế tạo.

Nguồn tin này cho biết thêm rằng, các trang bị đặc biệt đó (hệ thống Tacticos và ESSM) đều xuất phát từ yêu cầu trực tiếp của phía khách hàng: Hải quân UAE.

10 tàu Gowind đã được đặt hàng

Mẫu tàu Gowind được đánh giá là một thiết kế thành công của Naval Group. Hải quân Ai Cập đã đặt đóng 4 tàu Gowind (chiếc đầu tiên, mang tên ENS El Fateh, gần đây đã được chuyển giao) và Hải quân Hoàng gia Malaysia đã đặt đóng 6 chiếc loại này (chiếc đầu tiên, mang tên KD Maharaja Lela, được đóng tại Malaysia và đã hạ thủy vào mùa hè năm nay).

Đơn hàng mới của UAE nâng số tàu Gowind được đặt hàng lên 12 chiếc.

Chiến hạm mà Pháp muốn bán cho Việt Nam có khách hàng mới - Ảnh 1.

Lễ hạ thủy chiếc Gowind đầu tiên của Hải quân Malaysia

Trước đó, vào tháng 6 năm ngoái, ông Jean-Yves Le Drian (khi đó là Bộ trưởng Quốc phòng Pháp) đã thăm chính thức Việt Nam trong ba ngày. Theo tờ TTU Online, chuyến thăm này đã mở ra khả năng Pháp cung cấp các khí tài hải quân (gồm cả tàu chiến) để đáp ứng nhu cầu của Việt Nam.

Đặc biệt, tờ báo đề cập tới 4 mẫu tàu mà các công ty Pháp muốn giới thiệu tới Việt Nam, bao gồm: tàu đánh chặn cao tốc của tập đoàn Couach, tàu đổ bộ hai thân EDA-R của công ty CNIM và Socarenam, tàu hộ tống lớp Gowind với khả năng chống ngầm (ASW) của tập đoàn DCNS, tàu tuần tra xa bờ cùng hệ thống tác chiến đi kèm của nhà máy Piriou.

Chiến hạm mà Pháp muốn bán cho Việt Nam có khách hàng mới - Ảnh 2.

Thiết kế tàu hộ tống Gowind 2500.

Theo Naval Group, tàu hộ tống Gowind® 2500 được trang bị những công nghệ mới nhất do Naval Group phát triển và ứng dụng để nâng cao khả năng phòng thủ, tác chiến trên biển.

Tàu được tích hợp hệ thống SETIS - hệ thống quản lý chiến đấu thế hệ mới nhất do Naval Group phát triển. Bên cạnh đó là Module cảm biến và tình báo PSIM.

- Lượng giãn nước: 2.600 tấn

- Tốc độ tối đa: 25 hải lý/h

- Thủy thủ đoàn: 80 người (bao gồm cả phi đội trực thăng)

- Tầm hoạt động: 3.700 hải lý ở tốc độ 15 hải lý/h

Video giới thiệu tàu hộ tống Gowind 2500

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại